Bệnh Gout có nguy hiểm không? Các biến chứng thường xuyên gặp phải

benh-gout-co-nguy-hiem-khong

Bệnh Gout ngày càng trở nên phổ biến và dần có xu hướng trẻ hóa hiện nay. Vậy bệnh Gout có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu các biến chứng do bệnh Gout gây ra nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách ở bài biết dưới đây. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Gout là bệnh lý về xương khớp phổ biến nhất và đây là do sự rối loạn chuyển hóa nhân purin, làm tăng acid uric trong máu dẫn đến lắng đọng các tinh tế urate ở các mô.

Đa phần bệnh Gout thường xảy đến ở chiếm khoảng 0,02 – 0,02% dân số trong đó nam giới chiếm chủ yếu trên 95% và thường nằm trong độ tuổi từ 30 tuổi trở lên. Ở Việt Nam tỉ lệ người mắc bệnh Gout sẽ chiếm khoảng ⅓ số lượng người bệnh mắc các vấn đề về xương khớp và đứng thứ 4 trong số 15 bệnh về khớp.

Mục lục [hide]

Bệnh Gout có nguy hiểm không?

Phần lớn những người mắc bệnh gout sẽ không chú ý đến việc điều trị bệnh như các bệnh đái tháo đường, tăng huyết áp, tim mạch… chính điều này mà xem nhẹ các chỉ định điều trị của bác sĩ chuyên khoa hoặc dùng thuốc đến khi các triệu chứng được cải thiện sẽ dừng lại chứ không muốn trị dứt điểm.

Người bệnh lo lắng về biến chứng của bệnh Gout khi lên cơn đau, phải kiêng khem nhiều thứ… Không chỉ vậy nếu mắc bệnh Gout không được điều trị kịp thời và đúng cách thì người bệnh sẽ gặp phải các biến chứng nguy hiểm như:

Mất chức năng bàn tay, bàn chân

Khi mắc bệnh Gout các khớp ngón tay, cổ tay sẽ có nguy cơ bị hủy hoại kéo dài sẽ dẫn đến cứng khớp, xơ hóa dây chằng bao hoạt dịch… Điều này làm cho việc vận động của bàn tay, ngón tay hoạt động khó khăn và làm cản trở đến những hoạt động sinh hoạt hàng ngày ngay cả việc chải đầu, cầm đũa, xúc thìa… ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.

Các khớp hoạt động kém linh hoạt, cứng khớp do sự hủy hoại và biến dạng của các khớp ở chi dưới nghiêm trọng hơn bệnh nhân di chuyển khó khăn hoặc dẫn đến tàn phế.

Biến dạng khớp

Khớp sẽ là phần đầu tiên bị ảnh hưởng khi mắc bệnh Gout và chịu tổn thương nhiều nhất. Do sự lắng đọng các tinh thể urat ở mô cạnh khớp, bao hoạt dịch, sụn, xương, gân, dây chằng… sẽ làm hủy hoại khớp. Kéo dài thời gian các khớp sẽ bị đau, cứng khớp kèm theo đó là biến dạng khớp.

Người bệnh khi mắc tình trạng Gout nặng hơn nếu điều trị không kịp thời, đúng cách sẽ làm các khớp bị tổn thương nặng nề hơn.

Trong giai đoạn đầu khi mắc bệnh Gout sẽ bị tổn thương nhiều ở chi dưới như khớp bàn ngón chân, khớp gối, khớp cổ chân. Lâu dần sẽ lan ra các khớp ở chi trên như cổ tay, khớp khuỷu, khớp vai, ngón tay. Nhiều khớp bị sưng đau biến dạng người bệnh sẽ dễ bị nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp nên khó khăn trong việc điều trị.

Do các hạt tophi gồ ghề bám xung quanh khớp sẽ dẫn đến sự biến dạng của khớp. Điều này làm hạn chế vận động và lâu dần mất đi chức năng của khớp.

Nhiễm trùng hạt tophi

Sự tích lũy muối urat sodium kết tủa trong mô liên kết theo nhiều năm sự tích lũy tăng dần lên và tạo thành các khối nổi lên dưới da. Mặc dù khối này sẽ không gây ra đau nhưng bề mặt gồ ghề, kích thước thay đổi từ nhỏ đến to 10cm. Hậu quả gây biến dạng và hạn chế vận động khớp, hạt tophi khi bị nhiễm trùng đáng lo ngại.

Nhiễm trùng hạt tophi là do những vị trí này thường xuyên tỳ đè, dễ cọ xát hoặc có trường hợp bệnh nhân tự chọc vào hạt tophi của mình. Nhiễm trùng hạt tophi gây ra loét, dò, vỡ dịch ra là cho vi khuẩn xâm nhập.

Triệu chứng của biến chứng nhiễm trùng hạt tophi như: các hạt tophi vỡ chảy ra dịch màu trắng đục, không mùi hoặc có mùi hôi, các khớp lân cận sưng, nóng, đỏ, đau và kèm theo cơn gout cấp tính, kèm theo sốt, rét run, môi khô lưỡi bẩn…

Tìm hiểu thêm:

benh-gout-co-nguy-hiem-khong
Bệnh Gout có thể gây ra rất nhiều các biến chứng nguy hiểm

Sỏi thận

Ở tổ chức kẽ thận, bể thận, niệu quản xuất hiện các tinh thể urat lắng đọng lâu ngày sẽ hình thành nên sỏi uric. Loại sỏi này có thể phát hiện qua siêu âm hệ thận tiết niệu với hình dáng xù xì, kích thước thay đổi, ở vị trí trong đài bể thận.

Mắc tình trạng sỏi uric sẽ gây tắc nghẽn đài bể thận, ứ mủ ở thận kéo dài thời gian sẽ dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu, tiểu máu do sỏi cọ sát. Mỗi khi sỏi di chuyển người bệnh sẽ xuất hiện cơn đau.

Bệnh thận mạn tính

Những người mắc bệnh gout mãn tính sẽ dễ gặp phải biến chứng của bệnh thận mạn tính. Bệnh sẽ gây ra giảm suy giảm chức năng lọc cầu thận dẫn tới giảm độ lọc của acid uric. Khi nồng độ acid uric trong máu ở mức cao sẽ gây ra sự nghiêm trọng của bệnh thân. 

Nếu mức độ suy thận nặng người bệnh sẽ phải điều trị theo phương pháp chạy thận nhân tạo lọc máu, gia tăng nguy cơ mắc các biến chứng nguy hiểm khác, nghiêm trọng hơn sẽ dẫn tử vong.

Biến chứng tim mạch

Những người mắc bệnh gout sẽ có nguy cơ cao bị tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch mãu não…

Biến chứng gặp phải trong quá trình điều trị

Dùng thuốc chống viêm, giảm đau quá liều trong điều trị bệnh gout sẽ dẫn các biến chứng như viêm loét dạ dày tá tràng, suy thận, suy gan, xuất huyết tiêu hóa…

Dùng thuốc colchicin quá liều trong điều trị bệnh gout gặp phải triệu chứng như tiêu chảy.

Dùng thuốc corticoid trong điều trị bệnh gout người bệnh dễ bị mắc tình trạng loãng xương, tăng huyết áp, đái tháo đường.

Cơ địa của những người mắc bệnh gout dễ bị dị ứng có trường hợp bị dị ứng tất cả các thuốc điều trị bệnh.

Các biến chứng do dùng thuốc nam, thuốc bắc, thuốc không rõ nguồn gốc: Gây dị ứng thuốc, ngộ độ thuốc, suy gan, suy thận…

Để hạn chế tình trạng gặp phải các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout thì tốt nhất người bệnh nên đến thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị theo đúng phác đồ để căn bệnh không diễn biến quá nghiêm trọng, không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.

Hy vọng với thông tin ở trên bạn đọc đã có giải đáp cho thắc mắc Bệnh gout có nguy hiểm không? từ đó thấy được bệnh gout sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, khả năng lao động, sinh hoạt của người bệnh. Biết được các biến chứng của bệnh gout gây nên, người bệnh có thể chủ động phòng ngừa và hạn chế biến chứng xảy ra.

Rate this post

About The Author