Bạn có biết bệnh cường giáp có di truyền không?
Bệnh cường giáp có di truyền không? là thắc mắc được không ít người quan tâm. Theo các chuyên gia nội tiết thì yếu tố di truyền bệnh cường giáp có rất nhiều. Người bệnh cần nắm rõ thông tin để xác định chính xác nhất.
Mục lục
1. Bệnh cường giáp là gì?
Bệnh cường giáp xảy ra do sự tăng nồng độ hormone quá mức từ hoạt động tuyến giáp gây ra ở nhiều bệnh lý khác nhau. Đa số trường hợp nhiễm độc tố giáp là cường giáp do bệnh Basedow, còn gọi là bệnh Grave (60 – 80%) với các bướu giáp nhân hóa độc.
Căn bệnh này thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, nhưng hiếm gặp ở thiếu niên. Nghiên cứu cho thấy, bệnh cường giáp xuất hiện nhiều trong độ tuổi 20-50, một số ít trường hợp xảy ra độ tuổi trên 60.
>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cường giáp là gì?
2. Bệnh cường giáp có di truyền không?
Bệnh cường giáp có di truyền không? Như ở trên đã biết, tác động của yếu tố di truyền phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp như sau:
– Basedow: Bệnh Basedow còn được gọi với tên khác là bệnh Graves, bệnh Parry, bệnh cường giáp tự miễn, bướu giáp độc lan tỏa. Nguyên nhân này phổ biến gây ra bệnh cường giáp và cũng là bệnh lý có khả năng di truyền cao nhất. Bệnh có sự kết hợp giữa yếu tố môi trường và di truyền dẫn tới bệnh Basedow.
– Bướu giáp đa nhân hoá độc: Bướu giáp độc đa nhân là nguyên nhân phổ biến gây bệnh cường giáp chỉ sau bệnh Basedow (khoảng 5% trường hợp cường giáp). Bệnh phổ biến ở phụ nữ độ tuổi từ 60 – 70, tiền sử có bướu giáp đa nhân hoặc có tính chất gia đình.
– Ung thư tuyến giáp: Một số yếu tố khiến cho nguy cơ mắc bệnh cao hơn là nữ giới, người trên 40 tuổi hay người thiếu iod. Các nhà khoa học nhận định, yếu tố nguy cơ di truyền mà chưa có nghiên cứu nào chắc chắn.
Ung thư biểu mô tuyến giáp thể tuỷ gây nên do một số biến đổi hay tồn tại trong gen gọi là RET. Sự tổn hại của gen RET có thể truyền từ bố mẹ sang con. Do vậy người có yếu tố này được xếp vào nhóm có nguy cơ mắc bệnh do di truyền rất cao.
– U độc tuyến giáp: Người bệnh có hội chứng cường giáp với biểu hiện tim mạch rõ nếu không điều trị kịp thời. Việc thăm khám sẽ thấy một phân nằm ở thùy hoặc eo, tròn, di động, không đập theo mạch.
Không chỉ vậy, người bệnh còn xuất hiện triệu chứng về mắt, chỉ co cơ mi và không phù niêm. Khi xét nghiệm có hoặc không tăng fT4 hoặc fT3. Xạ hình tuyến giáp có tác dụng ức chế mô giáp bên ngoài nhân. Về cơ chế bệnh sinh, thụ thể TSH và đột biến gen Gs-alpha hiếm xảy ra ở khu vực có lượng iod cao, do vậy thiếu hụt iot có vai trò trong xuất hiện đột biến này.
Bên cạnh đó, sự phối hợp những yếu tố tăng trưởng như protein đặc hiệu, có tác dụng thúc đẩy sự phát triển u độc. Nhưng theo các nghiên cứu lâm sàng và di truyền tại Mỹ, yếu tố di truyền đóng vai trò trong sự hình thành u độc tuyến giáp với tỷ lệ được ghi nhận là 37.3%.
– U tuyến yên tiết TSH: Bệnh này khá hiếm gặp, chỉ chiếm 1% trong số các loại u tuyến yên. TSH bình thường sẽ được tiết ra từ tuyến yên giúp kiểm soát chức năng tuyến giáp. Một số u bất thường ở tuyến yên sẽ tiết TSH nhiều hơn, nhằm kích thích tuyến giáp tiết tăng tiết T3 và T4, gây ra hội chứng cường giáp.
Dẫu vậy, triệu chứng thường nhẹ hơn so với nguyên nhân trực tiếp từ tuyến giáp. Sự di truyền xảy ra ngẫu nhiên, nhưng yếu tố này đang được công nhận. Bệnh có thể xảy ra ở trẻ nhỏ dưới dạng khối u nhỏ nhưng việc điều trị cực kỳ khó khăn. Xét nghiệm gen tìm đột biến mang đến lợi ích bệnh nhân có nguy cơ cao.
>>> Bạn có biết: Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Cách điều trị hiệu quả
– Các u tiết HCG (thai trứng, ung thư nguyên bào nuôi): Đây là một dạng u ác tính của tổ chức nhau thai phát triển ở lớp tế bào nuôi trung sản mạc rồi xâm lần vào tổ chức của người mẹ. Bởi vậy u tế bào nuôi chỉ gặp ở người có tiền sử đẻ thường, mang thai trứng hay bị sẩy thai.
Đa số gặp ở người có tiền sử thai trứng, gặp ở mọi lứa tuổi từ người trẻ mới có thai lần đầu đến người sắp mãn kinh. Ngoài ra, bệnh còn thường gặp ở người trẻ độ tuổi trung bình từ 20 – 40 tuổi. Thời gian xuất hiện có thể từ rất sớm khi đang chửa trứng, thường là 3 tháng đầu sau nạo trứng. Một số trường hợp khác sau 6 tháng đến 1 năm.
Khi bệnh xuất hiện càng sớm thì mức độ ác tính càng cao. Người bệnh có triệu chứng điển hình là ra huyết đỏ tươi, huyết đen tự nhiên với lượng ít nhưng kéo dài khiến người bệnh thiếu máu.
Định lượng HCG sau nạo trứng 5 tuần không xuống hết hoặc sau khi đã xuống thì lại tăng lên thì nghĩ ngay đến biến chứng u tế bào nuôi. Bệnh có tiến triển nhanh, nếu không được điều trị kịp thời gây tử vong trong vài tuần hay vài tháng. Nếu bệnh được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì sẽ khỏi hoàn toàn.
– Nhiễm độc giáp thai kỳ: Xuất hiện trong 4 tháng đầu mang thai, khi mà nồng độ HCG rất cao, gây hoạt hóa receptor đủ để gây ra nhiễm độc giáp. Phụ nữ sẽ có biểu hiện nghén nặng, cần được xét nghiệm chức năng tuyến giáp, đo nồng độ HCG, nhất là người có tiền sử gia đình, mắc bệnh tuyến giáp tự miễn dịch, nhịp tim nhanh, người có bướu giáp, sụt cân, nôn nhiều lúc bắt đầu có thai.
Nhiễm độc giáp thai kỳ không được điều trị tốt sẽ tăng nguy cơ biến chứng cho mẹ và thai nhi. Còn nếu được điều trị tốt thì nguy cơ trên tương đương với người không mắc bệnh, không có yếu tố di truyền trên nhóm bệnh lý này.
Thông tin trên đây giúp bạn giải đáp câu hỏi bệnh cường giáp có di truyền không? Và nắm được những yếu tố di truyền gây ra bệnh này. Thông tin sẽ được tiếp tục cập nhật để các bạn được giải đáp cụ thể hơn. Chúc bạn sức khỏe!