Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Cách điều trị hiệu quả
Bệnh cường giáp đe dọa đến cuộc sống, tính mạng con người nếu không được điều trị kịp thời. Nhiều người thắc mắc bệnh cường giáp có chữa khỏi được không? Câu trả lời cụ thể sẽ có trong bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh cường giáp là gì?
Tuyến giáp là tuyến nội tiết nhỏ, nằm trước cổ, hình bướm, với chức năng chính là sản xuất hormone T3 và T4, có vai trò quan trọng để chuyển hóa, điều hòa nhiệt độ và kiểm soát nhịp tim. Tuyến giáp khi sản xuất hormone vượt quá nhu cầu cơ thể thì gây ra bệnh cường giáp.
Nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp chủ do bệnh Basedow, đây là bệnh nội tiết phổ biến với bướu cổ, chúng lan tỏa và chiếm 70% bệnh nhân cường giáp. Đó là do nhân tuyến giáp hoạt động quá mức, viêm tuyến giáp, dùng nhiều thực phẩm chứa iod, thuốc hormone tuyến giáp…
Bệnh nhân cường giáp thường có biểu hiện lo lắng, tăng huyết áp, run tay, tăng nhịp tim, sụt cân, đổ mồ hôi, mệt mỏi liên tục, yếu cơ và đi phân lỏng…Bệnh không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng như loãng xương, đột quỵ, rung tâm nhĩ, loãng xương… Phụ nữ mắc bệnh này khiến kinh nguyệt không đều và khó mang thai.
>>> Tham khảo thêm: Nguyên nhân và dấu hiệu bệnh cường giáp là gì?
2. Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Bệnh cường giáp gây ra nhiều phiền toái cho cơ thể, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?
Thực tế thì bệnh cường giáp hoàn toàn được chữa khỏi nếu khám và điều trị đúng cách kịp thời. Một số dấu hiệu bệnh cường giáp như rụng tóc, móng tay giòn, bướu cổ sưng tấy, mắt lồi…Theo đó người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết, đái tháo đường để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Hiện nay có 3 phương pháp điều trị bệnh cường giáp như phóng xạ ( uống iod có gắn chất phóng xạ), nội khoa ( dùng thuốc) hay phẫu thuật mổ tuyến giáp. Với phương pháp điều trị phù hợp giúp hoạt động tuyến giáp trở lại bình thường, cân bằng hormone, ngăn ngừa một số bệnh về huyết áp, thận, tim mạch…
Việc điều trị dứt điểm còn giúp cho bệnh nhân có thể chấm dứt một số triệu chứng khó chịu do bệnh cường giáp gây ra làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, công việc.
3. Điều trị bệnh cường giáp có mổ được không?
Với nguyên nhân, tình trạng bệnh cường giáp, mang thai, độ tuổi, dị ứng thuốc hay bệnh tim…các bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ có chỉ định mổ. Tuy nhiên phương pháp phẫu thuật được chỉ định nhằm cắt bỏ một phần hay toàn bộ tuyến giáp.
Hoặc khi dùng liệu pháp phóng xạ có thể khiến bệnh nhân bị suy giáp, các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc bổ hormone tuyến giáp nhằm điều chỉnh trạng thái về cân bằng.
4. Bệnh cường giáp khi nào mổ?
Với phương pháp mổ bướu tuyến giáp cũng tiềm ẩn một số rủi ro như mất máu, để lại sẹo, ảnh hưởng dây thanh quản khiến người bệnh khàn giọng, thậm chí bị câm…Trường hợp phẫu thuật cắt tuyến giáp hoàn toàn thì có thể dùng hormone tuyến giáp cả đời. Bởi vậy thường bác sĩ sẽ chỉ định mổ tuyến giáp ở một số trường hợp:
- Dùng thuốc kháng giáp và uống phóng xạ không hiệu quả khiến cho tình trạng cường giáp tái phát.
- Viêm tuyến giáp nặng hay bướu cổ có kích thước lớn như độ 2, độ 3 được điều trị nội khoa ổn định ( người bệnh không còn bị hồi hộp, run tay, nhịp tim và mạch đập nhanh, lên cân.
- Tuyến giáp hoạt động quá mức sẽ ảnh hưởng đến mắt hay người có vấn đề về mắt.
- Thường phụ nữ mang thai (tháng thứ 3-4) hay trong thời gian cho con bú mà không có điều kiện điều trị nội khoa.
5. Khi nào nên uống phóng xạ bệnh cường giáp?
Dùng i-ốt phóng xạ để điều trị bệnh cường giáp là một loại xạ trị phá hủy tế bào trong cường giáp, giảm lượng hormone cơ quan này sản xuất. Phương pháp điều trị mang lại hiệu quả cao. Dẫu vậy, uống iod phóng xạ điều trị bệnh cường giáp chỉ áp dụng cho người không mang thai và không cho con bú.
Người bệnh chú ý không được uống một ly nước chứa iod phóng xạ. Những tế bào tuyến giáp cần iod để sản xuất hormone thì chúng sẽ hấp thụ bất kỳ dạng iod nào trong cơ thể. Khi đó, tế bào tuyến giáp hoạt động quá mức dẫn đến ngộ độc.
>>> Xem thêm: Người bị bệnh cường giáp nên ăn gì và kiêng gì để tốt cho sức khỏe?
Các chất phóng xạ không được hấp thụ bằng tế bào sẽ đào thải ra ngoài cơ thể theo đường nước tiểu, phân hay mồ hôi…trong vòng 2 tuần. Phương pháp này giúp thu nhỏ kích thước tuyến giáp và nhân giáp, nồng độ hormone tuyến giáp trở lại bình thường. Một số trường hợp bệnh nhân bị tái phát cường giáp nhưng thường ở mức độ nhẹ hơn.
Bên cạnh đó, dùng thuốc cường giáp còn có thể gây ra tác dụng phụ hiếm gặp như tổn thương gan. Người bệnh sẽ có biểu hiện mệt mỏi liên tục, vàng mắt, nước tiểu sẫm màu, … Tốt nhất bệnh nhân cần được đi tái khám với bác sĩ và điều chỉnh kịp thời.
Bài viết trên đây nhằm giải đáp câu hỏi “ bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?” Mà một số phương pháp chữa bệnh dứt điểm, giúp bệnh nhân được trở lại cuộc sống bình thường. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật tin tức hữu ích khác. Chúc bạn sức khỏe!