Nguyên nhân và triệu chứng bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai

benh-cuong-giap-o-phu-nu-1

Bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai tỷ lệ là rất ít gặp, tuy nhiên nếu như bị bệnh cường giáp trong giai đoạn mang thai chị em cũng cần lưu ý cách điều trị để không xảy ra biến chứng.

Mục lục

Bệnh cường giáp là gì?

Cường giáp giáp (tăng năng tuyến giáp) là một hội chứng hay tình trạng xảy ra khi tuyến giáp của bạn sản xuất quá nhiều hormone tuyến giáp T3 và T4. Bệnh cường giáp ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới, nếu bị cường giáp khi mang thai không điều trị kịp thời sẽ có những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Nguyên nhân gây bệnh cường giáp khi mang thai

  • U tuyến độc giáp (Toxic Adenoma) do các u, bướu nhỏ hình thành trong tuyến giáp sẽ sản sinh ra hormone tuyến giáp.
  • Bệnh Basedow được gọi là bệnh Grave là chứng rối loạn tự miễn dịch gây ra bệnh cường giáp ở phụ nữ mang thai.
  • Nhiễm các thuốc có chứa IOD do người bệnh uống thuốc chứa hormone giáp một cách cố ý.
  • Viêm tuyến giáp (Thyroiditis) gồm: viêm giáp bán cấp; viêm tuyến giáp không đau, viêm tuyến giáp viêm giáp hashimoto khiến tuyến giáp tiết ra lượng hormone quá mức.
  • Bệnh nhân có tiền sử bướu.
  • Nhiễm độc giáp tố gia
  • Chửa trứng- Carcinoma điệm nuôi
  • Hội chứng cận ung thư; khối u tuyến yên tiết qúa nhiều TSH
benh-cuong-giap-o-phu-nu
Bệnh cường giáp ở phụ nữ phổ biến hơn ở nam giới

Xem thêm: Bệnh cường giáp là bệnh gì?

Triệu chứng cường giáp khi mang thai

  • Kinh nguyệt không đều.
  • Tiêu chảy do nhu động ruột tăng.
  • Sụt cân ngay cả khi bạn không thay đổi chế độ ăn uống
  • Run nhẹ ở bàn tay và ngón tay.
  • Tim đập mạnh, nhịp tim nhanh và không đều.
  • Thường xuyên lo lắng, tính nết thay đổi
  • Đổ mồ hôi, sợ nóng.
  • Khó ngủ, mệt mỏi, yếu cơ.
  • Thường xuyên buồn nôn.
  • Cổ trước bị phình to (thường gọi là bướu cổ).
  • Sợ nhiệt độ cao, ra nhiều mồ hôi.
  • Rối loạn thị giác, khô mắt, sưng đỏ mắt, nhạy cảm với ánh sáng
  • Sưng cổ do tuyến giáp mở rộng
  • Mệt mỏi, thay đổi cân nặng bất thường không rõ nguyên nhân.
benh-cuong-giap-o-phu-nu-2
Bị bệnh cường giáp triệu chứng dễ nhận biết là giống bị bướu cổ

Xem thêm: Những triệu chứng bệnh cường giáp cần lưu ý

Những biến chứng khi phụ nữ bị cường giáp mang thai

Đối với những phụ nữ đang mang thai, bệnh cường giáp sẽ tiến triển nặng trong khoảng 3 tháng đầu thai kỳ. Nếu mang thai khi đang bị cường giáp, mẹ bầu nên thăm khám định kỳ để tránh biến chứng đáng tiếc. Một số biến chứng cần lưu ý như:

  • Cường giáp nặng sẽ kéo theo nhiều nguy cơ như suy tim, lồi mắt
  • Hormone tuyến giáp của thai nhi cũng sẽ tăng lên, khiến nhịp tim thai nhi tăng
  • Thai nhi dễ mắc cường giáp bẩm sinh
  • Tim đập nhanh, dễ bị chết lưu, đẻ non
  • Trẻ có mẹ bị cường giáp dễ mắc phải các dị tật bẩm sinh.
  • Thai phụ thậm chí có thể tỷ lệ tử vong lên đến khoảng 75% khi không được điều trị.
  • Thai phụ có thể nhiễm độc thai nghén hoặc có nguy cơ mắc tiền sản giật
  • Cường giáp còn khiến các triệu chứng nghén của phụ nữ trở nên nặng hơn

Những lưu ý khi bị cường giáp trong giai đoạn mang thai

Để có thai kỳ khỏe mạnh khi bị cường giáp, chị em không nên bỏ thai ngay mà nên đi thăm khám và dùng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ

Nếu bị bệnh cường giáp ở phụ nữ trước khi mang thai, chị em nên điều trị khỏi bệnh trước khi có thai để đề phòng biến chứng.

Nếu bị cường giáp nhẹ trong thai kỳ, chỉ cần theo dõi định kỳ mà không cần dùng tới thuốc.

Những phụ nữ mang thai không thể điều trị với thuốc kháng giáp thì có thể tham khảo thêm phương pháp phẫu thuật cắt bỏ 1 phần tuyến giáp theo chỉ định của bác sĩ.

Không tự ý điều trị vì sẽ khiến thai nhi ảnh hưởng, bị suy giáp ngay từ khi trong bụng mẹ.

Bệnh cường giáp ở phụ nữ là vấn đề không nên chủ quan, nhất là trong giai đoạn mang thai. Để tránh những nguy hại cho cả mẹ và con trong giai đoạn này, chị em bị mắc cường giáp cần chủ động đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Rate this post

About The Author