Bệnh cường giáp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?
Thuật ngữ cường giáp dùng để chỉ biết kỳ tình trạng hormone tuyến giáp sản xuất quá mức. Những thông tin và nguyên nhân bệnh sẽ giúp bạn giải đáp bệnh cường giáp là gì? Mời các bạn đón đọc bài viết dưới đây.
Mục lục
1. Bệnh cường giáp là bệnh gì?
Bệnh cường giáp hay cường tuyến giáp trong y học là một hội chứng do tuyến giáp hoạt động quá mức. Chúng sản xuất hormone giáp nhiều hơn nhu cầu cơ thể, khiến cho nồng độ hormone giáp tăng cao trong máu.
Hai loại hormone được tuyến giáp sản xuất bởi là Thyroxine (T4) và Triiodothyronine (T3). Chúng có vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng, chuyển hóa và phát triển cơ thể. Bất kỳ vấn đề nào xảy ra với hoạt động của tuyến giáp đều ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo chia sẻ của các bác sĩ khoa nội tiết, cường giáp nếu không được chữa trị đúng cách có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng về cơ, xương, tim, chu kỳ kinh nguyệt và khả năng sinh sản. Trong thời gian mang thai, cường giáp không được điều trị sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của mẹ và bé.
>>> Tham khảo thêm: Bệnh lao phổi nặng giai đoạn cuối và những điều cần biết
2. Nguyên nhân gây bệnh cường tuyến giáp
Bệnh cường giáp do nhiều nguyên nhân gây ra. Người bệnh cần phải được đi thăm khám để tìm là nguyên nhân chính xác.
Các chuyên gia sức khỏe chỉ ra những nguyên nhân gây cường giáp như sau:
2.1. Bệnh Basedow (Bệnh Graves)
Một số nghiên cứu cho thấy, 70% người bệnh cường giáp là do nguyên nhân bệnh Basedow gây nên. Đó là do các tự kháng thể trong máu kích hoạt tuyến giáp, khiến cho bệnh phát triển và tiết ra nhiều hormone tuyến giáp.
Tình trạng bệnh này có yếu tố gia đình, phổ biến xuất hiện ở phụ nữ trẻ trong độ tuổi từ 20-50 tuổi.
2.2. Do các nhân tuyến giáp hoạt động quá mức
Nhân tuyến giáp được hiểu là cục u trong tuyến giáp. Chúng được hình thành phổ biến và thường khá lành tính, trong đó chỉ có 1 tỷ lệ rất nhỏ chứa tế bào ung thư. Trường hợp một hay nhiều nhân tuyến giáp sản xuất hormone quá mức sẽ gây ra bệnh cường giáp. Tình trạng này dễ xuất hiện ở người lớn tuổi.
2.3. Viêm tuyến giáp
Đây là tình trạng tuyến giáp bị viêm, có thể gây ra sự phá hủy cấu trúc trong nang tuyến giáp. Từ đó khiến cho hormone tuyến giáp dự trữ bị rò rỉ ra ngoài tuyến giáp. Đó là nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp kéo dài đến 3 tháng, cấu trúc mô học của chúng cũng sẽ trở lại bình thường.
Một số tình trạng viêm tuyến giáp gây ra hoạt động quá mức ở tuyến giáp, sau đó có thể gây ra suy giáp như sau:
- Viêm tuyến giáp bán cấp: Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ độ tuổi 30-50, xảy ra sau khi nhiễm siêu vi với triệu chứng sưng, đau vùng cổ. Tác nhân gây bệnh có thể là do virus hoặc vi khuẩn.
- Viêm tuyến giáp sau sinh: Tình trạng này thường xuất hiện ở phụ nữ sau khi sinh con trong vòng 1 năm.
- Viêm tuyến giáp âm thầm: Viêm tuyến giáp phát triển âm thầm, không có triệu chứng đau mà vẫn to lên dần.
>>> Tham khảo thêm: Tiểu đường 7.2 có nguy hiểm không?
2.4. Tăng tiêu thụ i-ốt
Chắc hẳn các bạn đã biết, i-ốt có tác dụng tạo ra hormone tuyến giáp. Tuy nhiên việc tiêu thụ i-ốt cũng ảnh hưởng đến lượng hormone tuyến giáp tạo ra. Nếu như tiêu thụ quá nhiều i-ốt sẽ tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp.
Không chỉ vậy, trong một số thuốc, thực phẩm chức năng có thể chứa nhiều i-ốt như rong biển, chất bổ sung từ rong biển hay thuốc tim amiodarone… Do vậy, bạn phải cân nhắc sử dụng những nguyên liệu trên phù hợp với lượng iot đáp ứng cho cơ thể.
2.5. Sử dụng quá nhiều thuốc hormone tuyến giáp
Khi dùng thuốc hormone tuyến giáp điều trị suy giáp có thể dẫn tới quá liều. Do vậy, khi điều trị cần phải đi thăm khám bác sĩ ít nhất 1 lần để kiểm tra nồng độ hormone tuyến giáp. Từ đó có thể điều chỉnh liều lượng nếu như mức hormone tuyến giáp của bạn quá cao.
Những loại thuốc khác khi dùng kết hợp với thuốc hormone tuyến giáp tương tác với nhau làm tăng nồng độ hormone. Bởi vậy, khi dùng thuốc này hãy tham khảo bác sĩ về sự tương tác thuốc để có cân nhắc sử dụng.
3. Đối tượng dễ mắc bệnh
Nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ mắc bệnh cường giáp ở phụ nữ cao hơn nam giới từ 2-10 lần. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:
- Có tiền sử người trong gia đình mắc bệnh tuyến giáp
- Gặp vấn đề sức khỏe khác gồm:
- Thiếu máu ác tính: nguyên nhân là do sự thiếu hụt vitamin B12
- Bệnh tiểu đường tuyp 1
- Người lớn tuổi trên 60 hoặc phụ nữ càng tăng cao nguy cơ gây bệnh.
- Suy thượng thận nguyên phát, rối loạn nội tiết tố
- Người dùng quá nhiều thực phẩm chứa i-ốt bao gồm rong biển, tảo, hoặc dùng thuốc chứa i-ốt như amiodarone
- Có tiền sử từng phẫu thuật tuyến giáp hay gặp vấn đề về tuyến giáp như bướu cổ.
4. Bệnh cường giáp có nguy hiểm không?
Sau khi nắm được thông tin bệnh cường giáp là gì? Hẳn nhiều người lo lắng về mức độ nguy hiểm của bệnh này. Tuyến giáp hoạt động quá mức ở giai đoạn nặng sẽ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như sau:
- Bệnh mắt tuyến giáp: Chứng song thị ở người mắc bệnh cường giáp, đau mắt, nhạy cảm với ánh sáng, thậm chí mất thị lực
- Rối loạn nhịp tim: Gây ra sự hình thành, phát triển cục máu đông, suy tim hay các vấn đề tim mạch khác…
- Cơn bão giáp: Tình trạng này đe dọa tính mạng, cần cấp cứu kịp thời
- Một số biến chứng khi mang thai gồm tăng huyết áp khi mang thai, sinh non, sảy thai, cân nặng thai nhi khi sinh thấp.
- Loãng xương.
Với những chia sẻ trên đây nhằm giúp bạn nắm được bệnh cường giáp là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không? Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác. Chúc bạn sức khỏe!