Triệu chứng bệnh cường giáp điển hình và cách điều trị

Triệu chứng bệnh cường giáp là gì

Cường giáp khiến cho cổ sưng to

Tình trạng rối loạn chức năng tuyến giáp sẽ gây ra bệnh cường giáp. Bệnh khá nguy hiểm đến sức khỏe, do vậy cần nắm được triệu chứng bệnh cường giáp để kịp thời phát hiện, điều trị. Thông tin cụ thể sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây.

Mục lục

1. Triệu chứng bệnh cường giáp thường gặp

Theo chuyên gia sức khỏe, cường giáp không phải là bệnh, chính xác đây là hội chứng. Tuy nhiên, bệnh cường giáp thể hiện qua nhiều triệu chứng khác nhau, rất khó phát hiện giai đoạn đầu.

Triệu chứng bệnh cường giáp là gì
Cường giáp khiến cho cổ sưng to

Nếu gặp các triệu chứng ở bệnh cường giáp dưới đây thì người bệnh nên đi khám ngay:

  • Người bệnh cường giáp hay bị hồi hộp, tim đập nhanh, đôi lúc còn bị tức ngực, khó thở.
  • Chịu nóng kém: Thân nhiệt ở người bệnh cao hơn bình thường, nguyên nhân là do sự chuyển hóa cơ bản cao. Bởi vậy, khả năng chịu nóng của đối tượng này kém hơn, nhất là những nơi có thời tiết nóng bức.
  • Run tay: Triệu chứng này khá phổ biến với người bị bệnh cường giáp. Đa số, họ sẽ bị mất kiểm soát khi run tay với biên độ nhỏ và tần số nhanh.
  • Cổ to: Đây là biểu hiện bệnh cường giáp dễ nhận thấy nhất. Nguyên nhân là do tuyến giáp bị phì đại, khiến cho bị phình to.
  • Sụt cân không rõ nguyên nhân: Nếu như có chế độ ăn bình thường nhưng trọng lượng cơ thể giảm nhanh bất ngờ thì bạn không thể bỏ qua đây là triệu chứng bệnh cường giáp. Nhất là với trường hợp giảm cân quá mức chỉ trong vòng một tháng.
  • Tiêu chảy: Tiêu chảy là biểu hiện do nhiều bệnh khác nhau. Tuy nhiên, theo ghi nhận ở người bị cường giáp thường có những biểu hiện này. Đó là bởi nhu động ruột ở người bệnh tăng lên và gây ra tình trạng tiêu chảy.
  • Ra mồ hôi nhiều bất thường: Dù không vận động hay lao động nặng nhưng người lúc nào cũng trong tình trạng ra nhiều mồ hôi. Bạn không nên chủ quan vì đó có thể là do chức năng tuyến giáp đang gặp vấn đề, cần đi khám càng sớm càng tốt.
  • Rối loạn giấc ngủ: Người bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc, không yên giấc, hay giấc ngủ ngắn hơn bình thường. Đây cũng là biểu hiện của hội chứng cường giáp cần chú ý.
  • Hay mệt và dễ nổi nóng: Với thân nhiệt cao hơn bình thường khiến cho bệnh nhân cường giáp dễ mệt mỏi, không muốn vận động. Kèm theo đó là tâm lý dễ nổi nóng, thường xuyên lo lắng, hay suy nghĩ tiêu cực và thay đổi tính tình.

>>> Bạn có biết: Bệnh cường giáp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

2. Phương pháp điều trị bệnh cường giáp

Theo các bác sĩ khoa nội tiết, bệnh cường giáp không khó điều trị. Nếu thăm khám, phát hiện bệnh sớm sẽ phát huy hiệu quả điều trị cao.

Triệu chứng bệnh cường giáp là gì1
Bệnh cường giáp cần được phát hiện và điều trị sớm

Để chẩn đoán bệnh cường giáp sử dụng phương pháp xét nghiệm định lượng  TSH, FT3, FT4. Ngoài ra còn áp dụng chỉ định bổ sung đánh giá kích thước tuyến giáp gồm siêu âm tuyến giáp và siêu âm doppler tuyến giáp.

Trong khi đó thì phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả bệnh cường giáp là nội khoa. Cụ thể là dùng một số loại thuốc chữa trị bệnh.

>>> Tham khảo thêm: Bệnh lao phổi nặng giai đoạn cuối và những điều cần biết

Thường bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc kháng giáp tổng hợp. Bên cạnh đó bác sĩ có thể kê thêm thuốc ức chế beta giao cảm, thậm chí thuốc an thần,… tùy vào tình trạng bệnh ở mỗi người.

Điều trị bệnh cường giáp đòi hỏi sự kiên trì, bởi thời gian trị bệnh nhiều trường hợp kéo dài từ 12 – 18 tháng liên tục. Điều đó phụ thuộc vào phác đồ điều trị của mỗi bác sĩ. Sau khi dùng thuốc khoảng 4 tuần thì cơ thể bệnh nhân sẽ cải thiện rõ rệt. Tuyệt đối không được dừng thuốc giữa chừng dù triệu chứng đã thuyên giảm.

Một số trường hợp sưng to vùng cổ có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Với tình trạng bệnh có thể tái phát rất nhiều lần, các bác sĩ sẽ áp dụng phẫu thuật hoặc chỉ định người bệnh sử dụng đồng vị Iod phóng xạ.

Bài viết trên đây nhằm giúp các bạn tìm hiểu về triệu chứng bệnh cường giáp qua đó giúp bạn sớm phát hiện và có phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Để tìm hiểu thêm về căn bệnh này, các bạn hãy theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan.

Rate this post

About The Author