Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn cơm ở mặt

mụn cơm ở mặt

Mụn cơm ở mặt là tình trạng mà nhiều người gặp phải và gây mất thẩm mỹ trên gương mặt. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân, cách điều trị cũng như phòng tránh mụn cơm trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

Mụn cơm là gì?

Mụn cơm có tên gọi khác là mụn cóc. Đây là dạng tăng cao của da tạo thành nốt sùi nhỏ trên da do virus HPV-papilloma gây ra. Loại mụn này có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, hay trên mặt, quanh mắt. Mụn có màu trắng hoặc hơi đục, sờ có cảm giác thô ráp và không đau.

Mặc dù mụn cơm lành tính, không gây đau và chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất, nhưng nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, mụn cơm cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong.

Các loại mụn cơm thông thường và dấu hiệu nhận biết

Dấu hiệu chung của mụn cơm là sự xuất hiện các nốt sần nhỏ, màu trắng, hồng, nâu hoặc có màu da. Khi sờ vào không đau, mềm và có cảm giác sần nhẹ. Mụn này có thể mọc thành đám hoặc mọc riêng lẻ. Ngoài ra, biểu hiện của mụn cơm còn có sự khác biệt giữa các vị trí.

– Mụn cơm ở mặt: Mụn thường tập trung ở dưới bọng mắt. Dấu hiệu đặc trưng là các nốt nhỏ li ti, có màu trắng hoặc nâu nhạt, thường mọc thành từng cụm.

– Mụn cơm ở tay: Mụn thường mọc ở mu/ lòng bàn tay và các ngón tay. So với mụn cơm ở mặt, kích thước mụn ở tay thường lớn hơn và có xu hướng mọc đơn lẻ.

– Mụn cơm ở chân: Mụn cơm thường xuất hiện nhiều ở chân vì cơ quan này dễ tiếp xúc với virus gây bệnh nhất. Mụn có thể mọc ở lòng bàn chân, đặc biệt là ở những vị trí tỳ đè và chịu nhiều áp lực. Với những trường hợp mụn mọc ở chân, kích thước mụn khá lớn và thường chỉ xuất hiện từ 1 – 3 mụn.

mụn cơm ở mặtTìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn cơm ở mặt

Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa mụn cơm bằng tỏi đơn giản và hiệu quả nhất

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cơm

Virus HPV là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng quá mức của keratin, từ đó hình thành các hạt mụn cơm ở mặt, tay, chân và các bộ phận khác. Mỗi chủng virus sẽ gây ra mỗi loại mụn cóc khác nhau. 

Hiện nay, có hơn 100 loại virus HPV. Hầu như các virus gây ra mụn cơm đều vô hại ở tay và chân. Tùy vào từng chủng loại cụ thể mà tổn thương da sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Ngoài mụn cơm, virus HPV còn có thể gây ra u mềm lây, sùi mào gà, mụn cóc sinh dục…

Vì nguyên nhân bị mụn cơm đến từ virus nên có thể lây lan sang người khác. Con đường lây bệnh của virus có thể kể đến như: 

  • Tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng cá nhân của người bị mụn cơm.
  • Gãi hoặc cắn mụn cơm.
  • Cắn móng tay, nếu có mụn cơm quanh móng tay.
  • Cạo lông mặt hoặc chân.
  • Có làn da ẩm ướt hoặc tổn thương.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguy cơ bị mụn cơm từ người khác tương đối thấp, trừ khi người đó có hệ miễn dịch kém do nhiễm HIV/AIDS hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng.

Một số cách điều trị mụn cơm ở mặt

Mụn cơm là bệnh lành tính và có thể tự biến mất sau 1 – 2 năm do sức đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể lây lan ra xung quanh, gây khó chịu cho người bệnh, đặc biệt là khi mọc ở môi, quanh mắt. 

Với những người có mụn cơm lớn, phát triển và lây lan nhanh thì cần tiến hành điều trị để hạn chế cảm giác khó chịu, giảm thị lực, sẹo, nhiễm trùng… Các phương pháp điều trị mụn cơm được chỉ định thường là dùng thuốc và xâm lấn để loại bỏ sần mụn.

mụn cơm ở mặtTìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị mụn cơm ở mặt

Xem thêm: Hướng dẫn cách chữa mụn cơm bằng lá tía tô đơn giản hiệu quả

Để điều trị mụn cơm hiệu quả, hiện nay có khá nhiều phương pháp như:

– Cantharidin: Đây là một chất được chiết xuất từ bọ ban miêu. Chất này thường được phối hợp thêm với một số hóa chất khác để điều trị mụn cơm. Khi bôi thuốc sẽ làm cho da phồng rộp và nhổ bật mụn cơm khỏi da sau vài ngày.

– Áp lạnh: Phương pháp này còn có tên gọi là phun nitơ lỏng. Bác sĩ sẽ phun nitơ lỏng vào vùng da có mụn cơm. Hơi lạnh sẽ tạo thành nốt phỏng quanh mụn, sau đó mô chết sẽ tự bong ra trong vòng một tuần.

– Vi phẫu: Với phương pháp này, các nốt mụn cơm sẽ được cắt hoặc đốt bằng dao điện. Tuy nhiên, cách này có thể để lại sẹo nên thường chỉ được thực hiện cho các nốt mụn ở phía lưng hay phía chân, hoặc trong trường hợp các biện pháp điều trị khác không đáp ứng được hiệu quả.

– Phẫu thuật laser: Phương pháp này khá tốn kém và cũng có thể để lại sẹo nên thường được chỉ định cho những trường hợp bị mụn cơm khó chữa.

Cách ngăn ngừa mụn cơm trên mặt

Để ngăn ngừa lây lan virus HPV và mụn cơm ở mặt, bạn nên lưu ý những lời khuyên cơ bản sau đây:

  • Giữ bàn tay sạch sẽ và không chạm vào mặt để tránh virus HPV lây lan.
  • Không chạm vào mụn cóc của người khác, nếu lỡ chạm vào thì cần rửa tay sạch sau đó.
  • Không sử dụng khăn mặt, đồ trang điểm hay thuốc nhỏ mắt của người khác.
  • Nếu da mặt có vết cắt rách do cạo râu, nứt nẻ, vết loét do mụn hay kích ứng da, nên dùng băng dán che phủ vết thương hở lại để bảo vệ.
  • Điều trị mụn cơm ở mặt ngay khi phát hiện để ngăn ngừa lây lan.

Ngoài ra, bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn về việc tiêm phòng vắc-xin HPV để ngăn ngừa mụn cóc và hạn chế nguy cơ mắc một số loại ung thư khác do virus này gây ra.

Tổng hợp

Rate this post

About The Author