Bệnh tiểu đường là gì? Phương pháp chẩn đoán & Điều trị bệnh
Bệnh tiểu đường là gì? Đây cũng là một trong số các bệnh lý được nhiều người quan tâm đến và luôn tìm hiểu đến phương pháp điều trị bệnh lý phù hợp, nhằm giảm thiểu được các biến chứng đối với sức khỏe. Các chuyên gia hàng đầu đã chia sẻ các thông tin liên quan đến bệnh lý này, quý độc giả hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!
Mục lục
Bệnh tiểu đường là gì?
Bệnh đái tháo đường hay còn được gọi với cái tên khác là bệnh tiểu đường. Đây chính là tình trạng bệnh lý rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, đặc điểm đó là tăng lượng đường trong cơ thể. Theo đó, nguyên nhân là do nồng độ insulin trong cơ thể không ở mức ổn định (có thể ở trạng thiếu hoặc là thừa). Trong trường hợp bạn mắc phải bệnh tiểu đường thì cần phải kiểm soát được lượng đường trong máu, thường xuyên theo dõi sức khỏe thường xuyên thì khi đó lượng đường trong cơ thể mới nằm ở mức an toàn gần như với người bình thường.
>>> Bạn có biết chỉ số MCV là gì không?
Các bác sĩ sẽ dựa vào đặc điểm, diễn biến của bệnh lý nhằm chia ra những bệnh lý tiểu đường tương ứng: tiểu đường type 1, tiểu đường type 2, tiểu đường thứ phát và tiểu đường thai kỳ.
Những triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường
Tùy vào từng loại tiểu đường type khác nhau khi đó sẽ có những triệu chứng bệnh lý khác nhau, cụ thể:
Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2
Một số các biểu hiện của bệnh tiểu đường type 2 thường gặp nhất gồm có:
- Đi tiểu nhiều.
- Luôn trong cảm giác đói, khát.
- Giảm cân.
- Cơ thể ở trong trạng thái mệt mỏi.
- Bị mờ mắt.
- Đối với các vết loét sẽ lâu lành.
Bệnh lý này có thể sẽ gây nhiễm trùng do nồng độ Glucose tăng ở mức cao nên sẽ khiến cho sức đề kháng giảm. Nhưng điều đáng lo nhất đó là tiểu đường type 2 có thể sẽ tiến triển âm thầm, có thể sẽ không có biểu hiện gì đặc biệt trong một khoảng thời gian dài, theo đó người bệnh chỉ phát hiện khi đi kiểm tra sức khỏe tổng quát, hoặc là phát hiện cùng lúc với những biến chứng của bệnh lý này.
Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ
Đa phần phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ đều không có bất kỳ triệu chứng nào cả. Chỉ khi tiến hành làm xét nghiệm đường huyết thông thường hoặc là xét nghiệm dung nạp Glucose đường uống thì các bác sĩ mới phát hiện. Những xét nghiệm này thông thường sẽ tiến hành thực hiện trong khoảng 24 – 28 tuần của thai kỳ.
Trong một số ít trường hợp, phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ cũng có biểu hiện khát nước và đi tiểu nhiều hơn.
Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường là gì?
Insulin là hormone (nội tiết tố) được sản sinh ra từ tuyến tụy, sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm lượng đường trong máu thông qua việc mở những phân tử Glucose tiến vào trong tế bào nhằm để cung cấp năng lượng. Đối với người mắc bệnh thì quá trình này sẽ làm cản trở từ nhiều vấn đề khác nhau. Theo đó, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường đối với từng đối tượng cụ thể như sau:
>>> Tìm hiểu thêm thông tin RBC là gì
Nguyên nhân bị tiểu đường type 1
Đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 1, khi đó hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị tấn công những tế bào sản xuất Insulin trong tuyến tụy, do đó sẽ gây suy giảm nồng độ hormone này bên trong cơ thể. Hàm lượng insulin quá thấp khiến cho glucose tiếp tục ở lại ở trong máu thay vì sẽ tiến vào trong tế bào, do đó sẽ gây ra chỉ số đường huyết cao.
Hiện tại, nguyên nhân chính gây nên bệnh tiểu đường type 1 vẫn chưa xác định rõ. Nhưng đã có một số các giả thuyết cho rằng những yếu tố di truyền và môi trường sẽ góp phần vào trong tình trạng này.
Tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu đường type 2
Đối với bệnh tiền đái tháo đường và tiểu đường type 2, những tế bào cơ thể sẽ trở nên đề kháng với hoạt động của Insulin và tuyến tụy không thể nào sản xuất đủ lượng insulin để chống lại sự đề kháng này. Do đó, thay vì di chuyển đến những tế bào, thì glucose sẽ tích tụ ở trong máu, vì vậy sẽ làm cho lượng đường huyết tăng.
Cũng tương tự với đái tháo đường type 2, phía các chuyên gia vẫn chưa thể nào xác định được nguyên nhân gây gây đái tháo đường type 2. Nhưng một số các yếu tố đã minh chứng có liên quan đến vấn đề này gồm có:
- Yếu tố di truyền.
- Môi trường sống.
- Tình trạng thừa cân.
- Đối tượng > 45 tuổi.
- Người ít vận động.
- Hoặc đã từng bị tiểu đường thai kỳ hoặc đã được chẩn đoán bị tiền đái tháo đường.
- Huyết áp tăng, lượng cholesterol cao hoặc là triglyceride cao
Tìm hiểu nguyên nhân gây tiểu đường thai kỳ
Trong khoảng thời gian mang thai, nhau thai khi đó sẽ tiết ra lượng hormone nhằm duy trì thai kỳ. Nhưng hormone này đã khiến những tế bào ở bên trong cơ thể đề kháng insulin.
Thường thì phần tuyến tụy sẽ sản xuất đủ lượng insulin nhằm có thể vượt qua được đề kháng này. Nhưng đôi khi tuyến tụy vẫn không sản xuất kịp thời. Nếu như vấn đề này xảy ra thì lượng glucose đến từng tế bào giảm, đồng thời mức đường huyết sẽ tăng lên nên sẽ dẫn đến tiểu đường thai kỳ.
Những nguyên nhân khiến cho nguy cơ mắc phải bệnh lý này tăng cao bao gồm:
- Đối tượng trên 25 tuổi.
- Thừa cân.
- Hoặc có tiền sử gia đình mắc bệnh tiểu đường type 2.
- Đã từng mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, hoặc có con sinh ra đạt cân nặng > 4kg.
- Mắc phải hội chứng buồng trứng đa nang – PCOS.
Tìm hiểu về phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường
Một số các thông tin hữu ích được chia sẻ ở trên thì mọi người cũng đã biết được về bệnh tiểu đường là gì và các nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Vậy, bằng cách nào để có thể chẩn đoán được bệnh lý này? Nhằm phát hiện được bệnh tiểu đường khi đó phía các bác sĩ sẽ tiến hành làm một số xét nghiệm máu, cụ thể:
+ Xét nghiệm hàm lượng Glucose huyết tương khi đang đói – FPG: sẽ đo lường được lượng đường trong máu sau khi các bạn đã nhịn ăn trong khoảng thời gian 8h.
+ Xét nghiệm A1C: các bạn có thể sẽ cung cấp cho các bác sĩ các thông tin về lượng đường huyết ở mức trung bình trong thời gian 3 tháng gần nhất.
+ Tiến hành xét nghiệm dung nạp glucose, điều này nhằm giúp cho bác sĩ kiểm tra được lượng đường ở trong máu trong khoảng 2h sau khi uống 75gram đường.
+ Xét nghiệm glucose huyết tương ngẫu nhiên nhằm kiểm tra được lượng đường huyết trong một thời điểm bất kỳ.
Đối với tiểu đường thai kỳ phái các bác sĩ sẽ đánh giá những yếu tố nguy cơ mắc bệnh tại giai đoạn sớm, cần phải tiến hành thực hiện một số xét nghiệm để chẩn đoán, cụ thể:
– Trong trường hợp ở nguy cơ cao: bác sĩ sẽ tiến hành hàng xét nghiệm nhằm chẩn đoán được lượng tiểu đường trong lần khám đầu tiên.
– Hoặc nếu bạn có nguy cơ ở mức trung bình: bác sĩ sẽ đề nghị kiểm tra được lượng đường huyết của bạn trong khoảng thời gian từ 24 – 28 của thai kỳ.
– Tốt nhất cần phải chẩn đoán bệnh tiểu đường thai kỳ càng sớm càng tốt nhằm có hướng điều trị sớm, tránh để biến chứng về sau.
Phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường
Bệnh lý tiểu đường có điều trị được không? Đây là vấn đề này được rất nhiều người quan tâm đến. Trên thực tế bệnh tiểu đường không thể nào điều trị dứt điểm. Những phương pháp điều trị chỉ có thể kiểm soát được triệu chứng và phòng ngừa những biến chứng ở mức nghiêm trọng hơn.
Cũng tùy thuộc vào từng loại đái tháo đường, khi đó các bác sĩ sẽ chỉ định từng phương pháp kiểm soát bệnh tiểu đường, sử dụng insulin hoặc là thuốc trị đái tháo đường dạng uống. Đồng thời, cần phải áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, cần phải duy trì được trọng lượng phù hợp, thường xuyên vận động cũng là giải pháp phòng bệnh hiệu quả.
Kết luận
Tổng hợp những thông tin ở trên nhằm giúp cho mọi người được biết về bệnh tiểu đường là gì và các phương pháp điều trị bệnh hiệu quả. Trong trường hợp phát hiện những dấu hiệu của bệnh tiểu đường, khi đó các bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được tiến hành kiểm tra sức khỏe và làm xét nghiệm, trên cơ sở đó tìm ra được phương pháp điều trị bệnh phù hợp.