Giải đáp tiểu đường có lây không và dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

6.10Giai-dap-tieu-duong-co-lay-khong-va-dau-hieu-canh-bao-benh-tieu-duong

Hiện nay, tiểu đường là căn bệnh mà rất nhiều người mắc phải. Vậy tiểu đường có lây không? Dấu hiệu cảnh báo là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Mục lục

Bệnh tiểu đường là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa không đồng nhất, có đặc điểm là tăng đường huyết kéo dài. Tăng đường huyết mạn tính sẽ gây ra tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể như tim, thận, mắt, thần kinh…

Tieu-duong-co-the-do-di-truyen
Tiểu đường có thể do di truyền

Xem ngay: tiểu đường thai kỳ để biết được biến chứng của bệnh

Phân loại đái tháo đường:

  • Đái tháo đường type 1: do tế bào beta ở tuyến tụy bị phá hủy, dẫn đến thiếu hụt insulin. Quá trình chuyển hóa đường không thể diễn ra, lượng đường trong máu tích tụ nhiều, ngày càng cao. Hiện nay, để biết chính xác nguyên nhân thì chưa có nghiên cứu nào cụ thể, một số giả thiết cho rằng đái tháo đường type 1 có thể liên quan đến di truyền hoặc phơi nhiễm với virus.
  • Đái tháo đường type 2: do chức năng của tế bào beta tuyến tụy bị suy giảm trên nền tảng đề kháng insulin. Nguyên nhân của bệnh đái tháo đường type 2 chưa rõ ràng. Tuy nhiên nếu như bị béo phì, ít vận động, mắc tiểu đường thai kỳ ở nữ giới, hội chứng buồng trứng đa nang, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu…
  • Đái tháo đường thai kỳ: là đái tháo đường được chẩn đoán trong thời kỳ mang thai và không có bằng chứng về việc mắc đái tháo đường type 1 hoặc type 2 trước. Nhiều nghiên cứu cho rằng khi mang thai sự bài tiết các hormon như estrogen, progesterone, prolactin do nhau thai tiết ra gây kháng insulin làm tăng đường máu

 Bệnh tiểu đường có lây không?

2.1. Khả năng lây nhiễm qua đường tiếp xúc

Bệnh tiểu đường không có khả năng lây lan từ người này qua người khác qua đường tiếp xúc bởi vì bệnh tiểu đường không phải do virus, vi khuẩn hay nấm gây ra.

Lâu nay, nhiều người thường nghĩ rằng, nếu sống chung một gia đình thì tiểu đường rất có thể bị lây lan qua đường ăn uống. Điều này là hoàn toàn sai lầm, nguyên nhân được giải thích là do sống cùng gia đình sẽ có thói quen ăn uống, sinh hoạt giống nhau và mức độ tiển triển của tiểu đường bị ảnh hưởng rất nhiều bởi những thói quen này. Trên thực tế, tiểu đường lại là do yếu tố di truyền gây nên.

2.2.Khả năng lây nhiễm qua đường máu

Không giống như các bệnh HIV/AIDS, viêm gan…bệnh tiểu đường không lây truyền qua đường máu bởi vì bệnh tiểu đường là bệnh rối loạn chuyển hóa, nó không phải là bệnh truyền nhiễm. Bạn hoàn toàn có thể nhận máu từ một bệnh nhân tiểu đường mà không phải lo lắng mình sẽ bị nhiễm bệnh theo.

2.3.Khả năng lây nhiễm qua đường tình dục

Bệnh tiểu đường do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, không phải do nhiễm khuẩn hay do virus nên không lây khi quan hệ vợ chồng. Nhưng thực sự, căn bệnh này cũng làm suy giảm chức năng sinh lý. Đối với nam giới có thể gặp tình trạng rối loạn cương, giảm cảm giác thỏa mãn. Đối với nữ giới, mắc bệnh tiểu đường gây khô âm đạo hoặc dễ viêm nhiễm cơ quan sinh dục. 

Tieu-duong-khong-lay-nhiem
Tiểu đường không lây nhiễm

Click ngay: tiểu đường giai đoạn cuối để biết thêm về các dấu hiệu

Có thể khẳng định rằng bệnh tiểu đường là bệnh không lây nhiễm. Thế nhưng, yếu tô di truyền rất dễ xảy ra. Đặc biệt đối với những bà mẹ mắc tiểu đường thai kỳ thì đứa trẻ sinh ra có nguy cơ bị tiểu đường và tiền tiểu đường cao gấp nhiều lần những đứa trẻ khác.

Dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường

  • Triệu chứng của đái tháo đường type 1: bệnh diễn biến rất nhanh. Các triệu chứng có thể xảy ra vài ngày hoặc vài tuần. Người bệnh sẽ cảm thấy đói và mệt, đi tiểu thường xuyên hơn và khát hơn, khô miệng, khát nước nhiều và ngứa da, sụt cân nhiều và thị lực giảm.
  • Triệu chứng của đái tháo đường type 2: thường diễn biến âm thầm, thậm chí không có triệu chứng gì. Ở type này thì nó sẽ kéo dài hơn khi diễn biến vài tháng, vài năm: nhiễm trùng nấm men, vết loét hoặc vết cắt chậm lành, đi tiểu nhiều, nhìn mờ, đau hoặc tê bàn tay, chân, bị giảm cân hoặc tăng cân bất thường.
  • Triệu chứng của bệnh tiểu đường thai kỳ: thai phụ cảm thấy hơi khát hơn bình thường hoặc phải đi tiểu thường xuyên hơn.Sàng lọc đái tháo đường thai kỳ được làm lần đầu trong lần khám thai đầu tiên bằng phương pháp xét nghiệm máu và tuần 24-28 thai kỳ với nghiệm pháp dung nạp glucose máu đường uống.

Trên đây là giải đáp tiểu đường có lây không và dấu hiệu cảnh báo bệnh tiểu đường. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

Rate this post

About The Author