Tìm hiểu nguyên nhân tiểu đường thai kỳ và tác hại của nó đối với thai nhi

Trong giai đoạn mang thai, người phụ nữ thường xuyên gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Cùng tìm hiểu nguyên nhân tiểu đường thai kỳ và tác hại của nó đối với thai nhi qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Nguyên nhân dẫn đến tiểu đường thai kỳ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, tiểu đường thai kỳ là tình trạng rối loạn dung nạp glucose ở bất kỳ mức độ nào, khởi phát hoặc phát hiện lần đầu khi đang mang thai.

Glucose là chất dinh dưỡng có vai trò cung cấp năng lượng cho hoạt động của các tế bào. Song glucose không thể tự vận chuyển từ mạch máu vào tế bào mà phải có sự hỗ trợ của insulin.

Nếu tuyến tụy không sản xuất đủ lượng nội tiết tố insulin đáp ứng nhu cầu của cơ thể hoặc insulin giảm tác động lên cơ thể hoặc cơ thể không chuyển hóa tốt insulin thì lượng đường trong máu có thể tăng cao.

Qua-trinh-mang-thai-me-bau-bi-tieu-duong
Quá trình mang thai mẹ bầu bị tiểu đường

Xem ngay: mụn cóc ở chân để biết có ảnh hưởng gì không

Trong thời kỳ bầu bí, vì nhu cầu năng lượng tăng cao hơn nên cơ thể có nhu cầu tăng lượng đường. Không những vậy, trong thai kỳ, thi nhi phát triển là nhờ nhau thai tạo ra nội tiết tố, những nội tiết tố này gây ra một số tác động xấu đến insulin, nội tiết tố sẽ bị rối loạn.

Bạn sẽ bị tiểu đường thai kỳ nếu insulin không kiểm soát được lượng đường trong máu. Còn nếu insulin và đường huyết cùng đạt chỉ số và duy trì lượng đường trong máu ở mức an toàn, bạn không nằm trong nhóm mắc đái tháo đường thai kỳ.

Những đối tượng dễ bị đái tháo đường thai kỳ là:

  • Những người ngoài 30 tuổi mới mang thai.
  • Gia đình có người mắc bệnh đái tháo đường type 2
  • Trước và trong khi mang thai bị thừa cân, béo phì
  • Từng mắc căn bệnh này ở lần mang thai trước.

Tiểu đường thai kỳ nguy hiểm như thế nào với thai nhi?

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có sao không? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ bị tiểu đường thai kỳ con có bị không? Mẹ bầu cần nên đi xét nghiệm tiểu đường để đảm bảo sức khỏe.

Theo các chuyên gia, tiểu đường thai kỳ có thể khiến mẹ bị cao huyết, làm tăng nguy cơ sinh non, thai lưu. Đối với bé, tác hại của tiểu đường thai kỳ có thể nghiêm trọng bởi bé nhận dinh dưỡng hoàn toàn từ máu mẹ. Cơ thể bé có thể dự trữ lượng đường dư thừa dưới dạng mỡ khiến thai to hơn bình thường:

Thai tăng trưởng quá mức

Việc tăng vận chuyển glucose từ mẹ vào thai kích thích tụy của thai nhi bài tiết insulin, làm tăng nhu cầu năng lượng của thai nhi, thai sẽ bị kích thích phát triển nhanh. Do đó, mẹ tiểu đường thai kỳ con có thể nặng cân. Khi mẹ đi sinh thì thường ca sinh diễn ra khó khăn, có thể phải dẫn đến sinh mổ vì thai quá to.

Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh được sinh ra từ các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ bị hạ đường huyết. Nguyên nhân thường do gan thai nhi đáp ứng kém với glucagon, dẫn đến tình trạng giảm tân tạo glucose từ gan.

Suy hô hấp

Trước đây, hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ. Hiện nay, các bác sĩ có thể can thiệp thành công dựa vào phổi của thai nhi.

Tăng hồng cầu

Thai-nhi-co-the-bi-phat-trien-qua-to
Thai nhi có thể bị phát triển quá to

Click ngay: bệnh xơ gan có lây không để biết bệnh lây qua đường nào

Đây là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh được sinh ra từ các mẹ bầu bị đái tháo đường thai kỳ.

Vàng da sơ sinh

Tình trạng tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh. Những mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ thường hay sinh ra những em bé bị vàng da.

Tiểu đường thai kỳ nên kiêng gì?

Tránh thực phẩm có nhiều đường

Lượng đường trong máu tăng lên khi mọi người ăn thực phẩm có đường. Đặc biệt là những loại được tinh chế và chế biến. Hãy tránh xa đồ ngọt là tốt nhất.

Thực phẩm có nhiều đường cần tránh bao gồm:

+ Các loại bánh kẹo ngọt

+ Thực phẩm nướng: bánh rán, bánh ngọt,….

+ Sữa và trái cây có chứa đường tự nhiên và có thể uống ở mức độ vừa phải.

Nước ngọt

+ Nước ép trái cây có thêm đường

Tránh thực phẩm chứa carbohydrate

Một số thực phẩm nhìn bề ngoài thì có vẻ không chứa nhiều tinh bột và đường, nhưng thực ra không phải vậy thậm chí chúng còn chứa rất nhiều đường và tinh bột không tốt cho sức khỏe bao gồm: thức ăn nhanh, đồ ăn dầu mỡ, đồ uống có cồn,….

Cắt giảm chất béo bão hòa

Cũng như với chế độ ăn cho bà bầu bình thường, mẹ nên sử dụng các chất béo không bão hòa, chẳng hạn như dầu hướng dương hoặc ô liu để nấu ăn và trộn salad. Khi chế biến thực phẩm nên hấp, luộc, nướng thay vì chiên và xào.

Mẹ cũng có thể ăn nhẹ với các loại hạt, giàu chất béo không bão hòa, thay vì sô cô la sữa. Hạn chế chất béo từ động vật thay bằng cá, đặc biệt là cá hồi rất tốt cho thai nhi.

Tránh thức ăn chứa nhiều tinh bột

Thức ăn chứa nhiều tinh bột bao gồm bánh mì trắng, cơm trắng, mì trắng, phở, bún. Đây đều là những thực phẩm chúng ta ăn uống hàng ngày nhưng phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ luôn được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn quá nhiều trong mỗi bữa ăn. Hãy chia khẩu phần ăn thành 4 phần trong đó 1 phần tinh bột, 1 phần đạm, 2 phần rau củ. Lượng tinh bột cho mỗi phần khoảng 1/2 chén đến 2/3 chén cơm.

Mẹ bầu nên ăn gì

Ăn nhiều thực phẩm có protein lành mạnh

Phụ nữ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ nên cố gắng ăn nhiều thực phẩm nhiều nạc, giàu protein, chẳng hạn như:

me-bau-nen-chu-y-an-uong
Mẹ bầu nên chú ý ăn uống

•       Đậu

•       Cá

•       Thịt đỏ như thịt bò, thịt nạc

•       Thịt gia cầm

•       Các loại quả hạch ( hạnh nhân, óc chó, lạc, hạt điều, mắc ca)

Chọn chất béo không bão hòa

Chất béo không bão hòa cũng là một phần của bất kỳ chế độ ăn uống lành mạnh khi bị tiểu đường thai kỳ, các thực phẩm giàu chất béo không bão hòa bao gồm:

•       Dầu ô liu

•       Dầu lạc

•       Trái bơ

•       Hầu hết các loại hạt và hạt

•       Cá hồi

•       Cá mòi

•       Cá ngừ

•       Hạt chia

Trên đây là nguyên nhân tiểu đường thai kỳ và tác hại của nó đối với thai nhi. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp cho bạn nhiều thông tin.

 

Rate this post

About The Author