Người bệnh tiểu đường ăn quýt được không?

tieu-duong-an-quyt-duoc-khong

Các loại trái cây là nguồn thực phẩm giàu chất xơ, vitamin tốt cho sức khỏe và thường được sử dụng trong các bữa ăn vặt và đặc biệt  tốt với người mắc bệnh tiểu đường. Vậy khi bị tiểu đường ăn quýt được không?

Mục lục

Người bệnh tiểu đường ăn quýt được không?

Trong trái cây có chứa rất nhiều dinh dưỡng, vitamin, chất xơ… có lợi cho sức khỏe nên người mắc bệnh tiểu đường  không cần kiêng ăn hoàn toàn trái cây ngọt mà cần xây dựng chế độ ăn hợp lý, khoa học để không làm cho lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao gây ra các ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Theo nhiều chuyên gia chia sẻ người bệnh tiểu đường không nên ăn các loại hoa quả  chín bởi trong đó có chứa hàm lượng lớn đường. Khi ăn nên ăn cả quả chứ không ép thành nước uống hay ăn trái cây sấy vì chất xơ trong trái cây có vai trò quan trọng trong việc hấp thu chất xơ.

Trong các loại trái cây thì quýt có vị thơm ngon với nhiều các thành phần vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể người sử dụng, đặc biệt tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Neohesperidin và nringin trong quýt sẽ giúp giảm lượng đường trong máu, tăng sự nhạy cảm của insulin trong tế bào, kiểm soát tốt glucose kém và tiểu đường type2.

Bên cạnh đó hàm lượng Vitamin C có trong quýt sẽ hỗ trợ việc dung nạp glucose để từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng của bệnh tiểu đường đến mao mạch.

tieu-duong-an-quyt-duoc-khong1

Ngoài ra quýt còn có rất nhiều công dụng cho sức khỏe của người bệnh tiểu đường như:

  • Tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể: Quýt có chứa nguồn Vitamin C dồi dào  nên sẽ có tác dụng trong việc tăng cường sức đề kháng của cơ thể từ đó người dùng sẽ được khỏe mạnh và hạn chế các tác nhân gây ra bệnh hiệu quả.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Trong quýt chứa natri, kali có tác dụng trong việc ổn định đường huyết, máu lưu thông tốt điều này sẽ ngăn chặn tình trạng đột quỵ và hạn chế các bệnh lý về tim mạch.
  • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp: Nhờ vào hàm lượng chất xơ và vitamin dồi dào thì quýt được nhiều người lựa chọn là thực phẩm giảm cân tốt. Chất xơ trong quýt tạo cảm giác no bụng còn các vitamin sẽ ức chế cơ thể sản sinh ra hormone gây căng thẳng từ đó ngăn ngừa sự tích  tụ chất béo trong cơ thể.
  • Đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Flavonoid có trong quýt giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể và tránh được các bệnh lý diễn ra do nguyên nhân chất béo như tiểu đường type 2.
  • Làm đẹp da, hạn chế tình trạng lão hóa: Thường xuyên ăn quýt nhờ vào hàm lượng vitamin dồi dào sẽ giúp làn da mờ sẹo, hạn chế sự hình thành nếp nhăn và quá trình lão hóa da.
  • Tăng cường sức khỏe cho xương: Đã có nghiên cứu chỉ ra rằng việc tiêu thị nhiều Vitamin C và Kali sẽ tăng cường mật độ xương chắc khỏe. Trong quýt có chứa cả hai dưỡng chất này nên có vai trò để xương chắc khỏe hơn.
  • Tốt cho thị lực: Quýt chứa beta carotene, Vitamin A nên khi ăn quýt sẽ bảo vệ mắt khỏi các bệnh lý về thị lực như thoái hóa điểm vàng, cận thị, viễn thị…
  • Dưỡng tóc chắc khỏe, da đầu khỏe mạnh hơn: Vitamin B12 trong quýt có tác dụng giúp da đầu luôn được dưỡng ẩm, ngăn ngừa rụng tóc. Ngoài ra Vitamin C giúp cơ thể người dùng quýt tăng hấp thu sắt để mái tóc bóng mượt và chắc khỏe hơn.

Xem thêm:

tieu-duong-an-quyt-duoc-khong1
Nên đánh răng sau khi ăn quýt để tránh bệnh răng miệng

Lưu ý khi ăn quýt dành cho người bệnh tiểu đường

Có thể thấy rằng quýt mang lại rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe tuy nhiên trong quá trình sử  dụng cho người mắc bệnh tiểu đường cần lưu ý một số vấn đề như:

  • Mỗi ngày chỉ nên ăn từ 1 – 3 quả không nên quá lạm dụng để tránh tình trạng nóng trong người gây nhiệt miệng hay viêm khoang miệng, viêm răng.
  • Nên ăn quýt khi đã no bụng bởi nếu ăn trong lúc đói bụng sẽ làm ảnh hưởng đến chức năng dạ dày đường ruột do trong quýt có chứa acid.
  • Nếu ăn quýt vào buổi tối sẽ khiến bạn đi tiểu đêm nhiều lần như vậy sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bạn vào ban đêm.
  • Không được uống sữa trước và sau khi ăn quýt 1 tiếng nhằm giảm thiểu quá trình hấp thu và tiêu hóa.  Vì protein trong sữa và acid trong quýt gặp nhau sẽ gây ra tương tác và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn quýt kết hợp với củ cải vì sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tuyến giáp.
  • Để tránh các vấn đề ảnh hưởng đến răng miệng sau khi ăn quýt bạn cần đánh răng.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp cho câu hỏi “Tiểu đường ăn quýt được không?”. Những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo để kiểm soát tình trạng tiểu đường ở mức tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Rate this post

About The Author