Mắc bệnh tiểu đường ăn bơ được không?

tieu-duong-an-bo-duoc-khong

Mắc bệnh tiểu đường ăn bơ được không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người khi mắc tiểu đường. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ lời giải đáp cho thắc mắc ở trên, bạn đọc hãy cùng theo dõi nhé.

Mục lục

Bệnh tiểu đường ăn bơ được không?

Tiểu đường là căn bệnh gây rối loạn chuyển hóa làm cho lượng đường hoặc lượng glucose  trong máu tăng cao và dẫn đến các triệu chứng tiêu cực đến sức khỏe nghiêm  trọng.

Đến thời điểm hiện tại bệnh tiểu đường vẫn chưa có thuốc đặc trị hoàn toàn nhưng người bệnh có thể kiểm soát tình trạng bệnh từ thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh.

tieu-duong-an-bo-duoc-khong
Bơ là thoại quả chứa nhiều chất béo lành mạnh, tốt cho người bệnh tiểu đường

Vậy người mắc tiểu đường ăn bơ được không? 

Bơ là một loại quả có lớp vỏ bên ngoài và phần ruột bên trong màu xanh. Thành phần dinh dưỡng trong bơ với hơn 14 loại Vitamin A, E, C, B6… các khoáng chất đa dạng như folate, protein, kali, canxi, photpho… tốt cho sức khỏe người sử dụng.

Có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất béo có trong quả bơ đều rất tốt cho sức khỏe người sử dụng, đặc biệt những người mắc bệnh tiểu đường type 2. Bên cạnh đó còn giúp cải thiện sức khỏe tổng thể. Khi thêm bơ vào chế độ ăn uống sẽ giúp tăng độ nhạy insulin, giảm cân và giảm cholesterol.

Cụ thể các lợi ích của bơ với người mắc tiểu đường:

Kiểm soát tốt đường huyết, tăng độ nhạy insulin

Theo hiệp hội đái tháo đường Mỹ thì chế độ ăn nhiều chất béo không bão hòa sẽ làm tăng độ nhạy insulin và vận chuyển glucose GLUT4 vào các tế bào, trong bơ có chứa rất nhiều chất béo bão hòa đơn.

Bên cạnh đó thì bơ có chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan, lượng chất xơ ăn vào cao sẽ giúp cải thiện kiểm soát đường huyết để insulin hoạt động tốt hơn và duy trì đường huyết ở mức ổn định nhất.

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Người mắc bệnh tiểu đường sẽ có tiền sử mắc bệnh tim và đột quỵ cao hơn đối với người bình thường.

Bơ có chứa nhiều Omega 9, axit oleic, linoleic, beta sitosterol sẽ giúp giảm nồng độ các chất béo có hại và giữ nguyên chất béo có lợi đồng thời giảm triglyceride. Điều này giúp ngăn ngừa và làm chậm diễn biến  của bệnh lý về tim mạch hoặc tình trạng đột  quỵ do tiểu đường gây ra.

Phòng ngừa biến chứng thần kinh do tiểu đường

Bơ có chứa nhiều Vitamin E – hợp chất chống oxy hóa tốt và trung hòa các gốc tự do đặc biệt tại các động mạch. Vitamin E còn có tác dụng bảo vệ thần kinh khỏi bị hư hại do bệnh tiểu đường gây ra.

Tăng cường sức đề kháng

Đối với bệnh tiểu đường vitamin C sẽ có vai trò vô cùng quan trọng bởi tác dụng bảo vệ được thành mạch máu, các vi mạch máu dễ bị tổn thương của người bệnh. Không chỉ vậy Vitamin C còn có thể chữa lành vết thương, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nồng độ đường sorbitol trong máu, ngăn ngừa những biến chứng trên các bộ phận khác, tim mạch và thần kinh.

Giảm nguy cơ béo phì 

Ăn bơ hàng ngày sẽ giảm đi hàm lượng chất béo (nguyên nhân gây ra béo phì). Đồng thời bơ có chứa hàm lượng lớn chất xơ, chất béo bão hòa trong bơ sẽ làm cho cơ thể có cảm giác no lâu.

Những người béo phì thường có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường nếu ăn bơ thường xuyên sẽ giúp hạn chế các yếu tố gây ra tình trạng tiểu đường.

Người bệnh tiểu đường ăn bơ như thế nào?

Có thể thấy rằng quả bơ đem đến rất nhiều lợi ích như kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường nếu được sử dụng đúng cách. Chính vì vậy người bệnh cần chú ý cách ăn hợp lý kèm với các loại rau củ, sữa chua ít hoặc không đường.

Theo khuyến cáo của FDA về lượng bơ vừa phải là một phần năm quả với khoảng 50 calo. Từ khảo sát kiểm tra sức khỏe dinh dưỡng quốc gia mỗi người thường ăn nửa quả trong 1 lần sẽ cho thấy các lợi ích tốt cho sức khỏe như:

  • Dinh dưỡng của toàn cơ thể tốt hơn.
  • Trọng lượng cơ thể ở mức thấp hơn.
  • Hạn chế nguy cơ hội chứng chuyển hóa.

Xem thêm:

tieu-duong-an-bo-duoc-khong2
Bơ có thể chế biến thành nhiều món ăn tốt cho người tiểu đường

Có rất nhiều cách chế biến bơ cho người mắc bệnh tiểu đường như:

  • Ăn trực tiếp bơ không cần thêm đường, sữa. Mỗi lần nên ăn ¼ quả.
  • Làm món bơ trộn salad kết hợp với nhiều loại rau củ, quả khác và nước sốt dấm trộn cùng.
  • Sinh tố bơ: Xay khoảng ¼ quả bơ cùng với đá. Có thể cho thêm vào đó đường hoặc sữa ăn kiêng.

Hướng dẫn cách chọn bơ

Đa phần khi lựa chọn mua bơ sau khoảng vài ngày mới chín và có thể sử dụng được.

Những quả bơ chưa  chín sẽ có màu xanh đậm, một vài quả màu đậm hơn cả vỏ của dưa chuột. Bơ chín sẽ chuyển từ màu xanh sẫm sang đen.

Khi lựa chọn mua bơ bạn cần chú ý đặt trái bơ lên để kiểm tra vết bầm tím, hay thối hỏng nào không. Nếu nắn thấy  bơ mềm có thể nó đã chín còn khi xanh sẽ cứng giống như quả táo.

Hy vọng với những thông tin chia sẽ ở trên người bệnh đã biết được ” bệnh tiểu đường ăn bơ được không?”. Để kiểm soát tình trạng tiểu đường ở mức tốt nhất hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để từ đó xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và bổ sung lượng bơ vừa đủ.

Rate this post

About The Author