Bệnh lao phổi ở trẻ em: Dấu hiệu và một số thông tin cần nắm
Một số kết quả nghiên cứu cho thấy, bệnh lao phổi ở trẻ em mỗi năm chiếm khoảng 10- 15% số ca mắc lao mới. Đây là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nguy cơ lây lan cao. Vì thế, cha mẹ cần nắm được thông tin cơ bản về bệnh để phát hiện kịp thời và điều trị hiệu quả.
Mục lục
1. Dấu hiệu mắc bệnh lao phổi ở trẻ em là gì?
Triệu chứng hay dấu hiệu của bệnh lao phổi không hoàn toàn giống nhau. Bên cạnh đó, thời gian phát bệnh dài, có thể từ 6-8 tuần mới phát bệnh. Vì thế, những triệu chứng ban đầu có thể bị bỏ qua.
Thông thường, người mắc bệnh thường có triệu chứng ho khan vào sáng sớm. Sau khi bệnh chuyển biến nặng có thể ho nhiều hơn. Bên cạnh đó còn có thể xuất hiện ho có đờm, trong đờm có kèm theo vết máu. Khi nghiêm trọng hơn, lượng đờm tăng lên, người bệnh sẽ gặp khó khăn khi hô hấp.
Trong khi ngủ, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng đổ mồ hôi toàn thân, thậm chí có thể làm ướt hết chăn, cơ thể suy nhược, triệu chứng càng trầm trọng hơn.
Nhiệt độ cơ thể thường không ổn định, Sau khi mệt mỏi thì nhiệt độ sẽ tăng cao. Nhưng khi buổi chiều hoặc tối thì nhiệt độ lại hạ xuống. Trường hợp nặng có thể cảm thấy tức ngực và lây sang cả phần lưng.
2. Nguyên nhân gây bệnh lao phổi ở trẻ em
Trẻ bị lao phổi thường bị ảnh hưởng bởi nguồn lao từ người thân hay những trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu chất, hệ thống miễn dịch suy giảm…những trường hợp này chiếm đến 70%, chủ yếu lây qua đường hô hấp.
Bên cạnh đó, trẻ có thể bị lây bệnh từ trường học hay ngoài cộng đồng. Nguy cơ từ nhiễm trở thành bệnh là 10%, thường từ 5-15% trong 10 năm sau khi bị nhiễm lao. Nguy cơ này tùy thuộc nhiều yếu tố như tuổi khi nhiễm lao, tình trạng dinh dưỡng của trẻ, tình trạng vi khuẩn lao của nguồn lây tiếp xúc, thời gian và cường độ tiếp xúc nhiều hay ít.
3. Chuẩn đoán và xác định bệnh lao ở trẻ em
Việc nhận biết những dấu hiệu bệnh lao sớm ở trẻ em thực tế cần được cơ sở y tế lưu ý, làm căn cứ giúp cho chuẩn đoán xác định bệnh.
Tiểu sử: xem xét trẻ có tiếp xúc gần với người mắc bệnh lao phổi trong khoảng 1-2 năm gần đây hay không, hoặc có những triệu chứng lâm sàng nghi lao đã được điều trị nhưng không thuyên giảm hoặc ít tái phát.
Triệu chứng lâm sàng nghi lao : bao gồm toàn thân như sốt, ra mồ hôi đêm, mệt mỏi, chán ăn, không tăng hay sụt cân, suy dinh dưỡng…
Xét nghiệm tìm vi khuẩn lao: Đây được xem là phương pháp chính xác nhất để xác định bệnh lao. Bất kỳ bệnh phẩm nào cũng đều có thể lấy được xét nghiệm tìm vi khuẩn lao tùy theo thể bệnh như dịch dạ dày, đờm, dịch các màng, dịch não tủy, hủ mạch, phân…
Bên cạnh đó, có thể chuẩn đoán bệnh lao bằng phim chụp X- quang, xét nghiệm nhiễm lao hay nhiều xét nghiệm khác hỗ trợ chuẩn đoán như xét nghiệm giải phẫu bệnh hay tế bào – mô bệnh học, chuẩn đoán hình ảnh bằng kỹ thuật siêu âm…
*** Xem thêm: Bệnh lao phổi và cách điều trị bằng y học cổ truyền
4. Những dạng lao thường gặp ở trẻ em là gì?
Lao khởi đầu ( lao sơ nhiễm): Đây là dạng thường gặp nhiều nhất, có thể xảy ra ở trẻ dưới 14 tuổi, song thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và chưa được chủng ngừa BCG. Khi bị sơ nhiễm lao, trẻ thường không có triệu chứng hoặc có triệu chứng cảm cúm thoáng qua, hay nóng sốt mệt mỏi.
Lao cấp tính: Lao màng não, lao kê cấp tính là 2 biến chứng nặng và sớm của trẻ nhiễm lao, dễ dẫn đến tử vong nếu không phát hiện kịp thời và để lại di chứng trầm trọng nếu chuẩn đoán trễ. Bệnh xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng nhiều nhất ở những trẻ không chủng ngừa BCG trước 2 tuổi.
Lao mãng não: dạng này xảy ra từ 2-12 tháng sau sơ nhiễm lao, có triệu chứng là sốt nhẹm thay đổi tính nết. Sau một tuần sốt cao sẽ có triệu chứng nhức đầu, ói mửa, đôi khi có dấu hiệu tổn thương thần kinh, hôn mê, co giật…
Lao kê: là lao cấp ở phổi, xuấ hiện trong những tuần lễ đầu sau sơ nhiễm lao với triệu chứng sốt cao, mạch nhanh, ói mửa, đau bụng, tiêu chảy, không có nốt hồng ban trên bụng, khó thở và cơ thể tím tái.. Trẻ bị lao kê thường dẫn đến lao màng não.
Bên cạnh những dạng trên, lao ở trẻ em còn có dạng lao đường hô hấp, lao ngoài phổi…
Với những thông tin cần biết về bệnh lao phổi ở trẻ em nêu trên, bài viết hi vọng đã đem đến chia sẻ hữu ích cho bạn đọc.