Bệnh lao phổi và cách điều trị bằng y học cổ truyền
Theo y học cổ truyền, bệnh lao phổi là phế lao, thuộc loại bệnh truyền nhiễm. Nguyên nhân là do chính khí hư, tinh huyết suy tổn dẫn đến bệnh tà xâm phạm vào phế. Dưới đây là thông tin chia sẻ về bệnh lao phổi và cách điều trị bằng y học cổ truyền.
Mục lục
1. Bệnh lao phổi trong y học cổ truyền
Y học cổ truyền gọi lao phối là phế lao. Lúc đầu biểu hiện phế âm hư, sau đó gây thận âm hư. Đến giai đoạn cuối là phế tỳ thận đều hư. Ngoài việc dùng thuốc chống lao theo phác đồ trị liệu của y học hiện đại thì y học cổ truyền cũng có các bài thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả tùy thể bệnh.
Về mặt trị liệu, người ta có thể sử dụng phương thức “biện chứng luận trị”, hoặc “biện bệnh luận trị” hoặc sử dụng các kinh nghiệm dân gian với mục đích chung là tiêu diệt hoặc ức chế trực khuẩn lao, nâng cao sức đề kháng của cơ thể, cải thiện các triệu chứng lâm sàng.
2. Bệnh lao phổi và cách điều trị bằng bài thuốc đông y
Ngoài việc sử dụng thuốc chống lao theo phác đồ trị liệu của y học hiện đại thì y học cổ truyền cũng có những bài thuốc hỗ trợ điều trị hiệu quả. Những bài thuốc trị lao thường có tác dụng giảm ho, chống viêm, kích thích miễn dịch và cầm máu, long đờm…Dưới đây là một số bài thuốc thường được sử dụng.
- Bài thuốc 1:
Gạo lứt 100g, quả trám 50g, cà rốt 100g, đường trắng 100g. Cách chế biến: Gạo vo sạch cho vào nồi, đổ 1 lít nước, trám rửa sạch luộc sôi, bỏ hạt, thái nhỏ, cà rốt rửa sạch thái hạt lựu. Ninh cháo đun sôi cho hạt gạo nở ra rồi cho trám, cà rốt, đun nhỏ lửa, ninh nhừ. Thêm đường trắng, để nguội ăn, ngày chia 2 lần, dùng liền 7 ngày.
Bài thuốc này có tác dụng thanh nhiệt giải độc, bồi bổ sử khỏe, thanh phế lợi hầu, giúp trị ho và trị lao phổi.
- Bài thuốc 2:
Gạo lứt 100g, bách hợp khô 50g, đường trắng 100g. Cách chế biến: Vo gạo kỹ cho vào nồi, bách hợp đãi sạch cho vào cùng với gạo đổ 1 lít nước, ninh cháo chín nhừ cho đường vào là được. Ngày 1 bát, chia ăn 2 lần, dùng liền 5 ngày.
Bài thuốc này có tác dụng dưỡng âm,thanh nhiệt và nhuận phổi, trị ho hiệu quả.
- Bài thuốc 3:
Trứng gà 1 – 2 quả, trà xanh 1g, mật ong 25g. Cho cả ba thứ vào nồi, đổ 300ml nước, cho nhỏ lửa, đun sôi, luộc trứng chín tới là được. Ngày dùng 1 lần sau khi ăn sáng. 7 ngày một liệu trình.
Phương thuốc này có tác dụng bổ âm, mát phổi, trị lao phổi.
- Bài thuốc 4:
Gạo lứt 100g, phổi lợn 250g. Cách chế biến: Gạo vo sạch để ráo, cho gạo, đun nhỏ lửa, ninh cháo chín nhừ. Sau đó cho phổi đã thái nhỏ vào, thêm gia vị, gừng, hành hoa, bột canh. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần, 7 ngày một liệu trình.
Phương thuốc này có tác dụng bổ phổi , chữa lao phổi và viêm khí quản mạn.
*** Xem thêm: Bệnh lao phổi nặng giai đoạn cuối và những điều cần biết
3. Điều trị lao phổi bằng bài thuốc dân gian
-
Chữa lao phổi bằng cây bình bát
Theo Đông y trái bình bát ngoài vị ngọt thanh còn chứa: vitamin C giúp chống gốc tự do gây lão hóa sớm; vitamin A giúp da và tóc khỏe, hỗ trợ thị lực; vitamin B6, magnésium, potassium, chất xơ tốt cho hệ tim mạch, hệ tiêu hóa, có tác dụng lợi tiểu và giảm trầm cảm; có tính giảm co thắt, giảm axít tại các khớp xương. Loại cây này còn có khả năng chữa được bệnh lao phổi rất hiệu quả.
Lấy lá và cây bình bát phơi khô rồi sắc lấy nước uống hàng ngày, có thể dùng sau bữa ăn chính. Mỗi ngày lấy khoảng 1 nắm thuốc đã phơi khô rồi nấu từ 3 chén nấu lại thành 8 phân. Uống khoảng 1 tuần thì sẽ thấy trong người khỏe hẳn, những cơn đau ở phổi dịu đi nhiều.
-
Sử dụng ẩm thực liệu pháp
Lấy lươn tươi làm sạch rồi đem kho với dầu thực vật và tương, ăn tùy thích. Phù hợp cho bệnh lao phổi thuộc thể phế thận âm hư.
-
Xoa bóp liệu pháp
Gừng tươi và quế chi lượng vừa đủ, tán nhỏ, sao nóng và cho thêm một chút lòng não, chườm vùng ngực trước và vùng liên sống bả, Sử dụng cho trường hợp lao phổi có khó thở, ho ra máu và vã mồ hôi trộm.
-
Dùng trứng gà
Trứng gà 1 quả, bách bộ 10g, đường trắng lượng vừa đủ. Trước tiên sắc bách bộ lấy nước, đập trứng gà vào đun trong 2 phút rồi cho đường trắng vào quấy đều, ăn nóng.
Bên cạnh những phương pháp điều trị nêu trên, còn có rất nhiều bài thuốc trị bệnh lao phổi như dược khí liệu pháp, dược hoàn liệu pháp, đắp thuốc, xông tỏi, cứu huyệt…
Phòng Tuyển sinh Cao đẳng Dược sưu tầm và tổng hợp