Bệnh Gout không nên ăn gì và nên ăn gì để điều trị bệnh hiệu quả
Bệnh gout không nên ăn gì và nên ăn gì để kiểm soát hiệu quả tình trạng bệnh? Hãy cùng tìm hiểu chế độ ăn phù hợp cho người bị gout ở bài viết dưới đây.
Bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa khi nồng độ acid uric quá cao trong huyết tương dẫn đến lắng đọng các tinh thể acid uric hoặc tinh thể urat tại khớp, gây ra viêm khớp.
Trong trường hợp lắng đọng ở khớp sẽ gây ra tình trạng khớp bị viêm, gây đau đớn và lâu dần sẽ dẫn đến biến dạng, cứng khớp. Hoặc lắng đọng ở thận sẽ gây ra bệnh thận do urat. Bệnh gout sẽ thường gặp nhiều hơn ở nam giới tuổi trên 40, diễn ra nhiều đợt kịch phát, tái phát nhiều lần. Tùy vào từng trường hợp bệnh, mức độ bệnh, mà Gout có thể bùng phát theo những đợt khác nhau.
Nhưng người bệnh cũng không nên quá lo lắng vì bệnh gout có thể kiểm soát diễn biến bằng thuốc, chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh do đó người bệnh cần chú ý tuân thủ theo đúng lời khuyên và chỉ định của bác sĩ.
Mục lục
Bệnh Gout không nên ăn gì?
Trong chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh gout sẽ gặp phải một số loại thực phẩm gây ra các cơn gout và kéo theo những tác động xấu đến sức khỏe. Vậy bệnh gout không nên ăn gì? Để phòng ngừa các cơn gout bạn nên hạn chế những thực phẩm giàu purin và fructose như:
Thịt đỏ
Nhóm thịt đỏ như heo, bò, dê… có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như chất đạm, vitamin E, B12, B6 điều này dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu trở thành nguyên nhân gây ra bệnh gout.
Khi chế biến các món ăn từ thịt đỏ trải qua quá trình tiêu hóa khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.
Vì cơ thể sẽ cần đến nguồn năng lượng nhiều từ thị do vậy người bệnh không nên tuyệt đối kiêng thịt đỏ mà hãy duy trì ăn các nhóm thịt đỏ ở mức vừa phải, nên ăn 2 lần/ tuần và không quá 100gr/ ngày. Trong quá trình chế biến thịt đỏ hãy luộc hoặc hấp ăn sẽ tốt hơn nướng, chiên, xào.
Nội tạng động vật
Gan, tim, thận, bao tử, óc… những nội tạng động vật có chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin nhóm B, protein, cholesterol, sắt, kẽm, selen, các chất khoáng do đó những người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng có chứa nhiều purin như vậy sẽ làm tăng nồng độ acid uric trong máu làm cho các cơn đau xuất hiện nhiều hơn, sưng và thêm nghiêm trọng.
Thịt gà tây, ngỗng
Trong thịt gà tây, ngỗng có chứa nhiều dinh dưỡng vitamin nhóm B, sắt, photpho, khoáng chất, axit amin. Bên cạnh đó thịt gà còn chứa purin nên người mắc bệnh gout ăn ở mức vừa phải sẽ tránh được sự gia tăng purin trong máu mà vẫn cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Hải sản
Hải sản như cá ngừ, cá trích, nghêu, sò, ốc có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và cả hợp chất purin. Ngoài ra hải sản có chứa nhiều chất đạm nên người mắc bệnh gout cần hạn chế sử dụng.
Đồ uống có đường, rượu, bia
Các chất kích thích như rượu, bia, đồ uống như nước ngọt, nước trái cây, nước có ga.. người mắc bệnh gout không nên sử dụng và tránh xa để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.
Đồ hộp chế biến sẵn
Nem chua, xúc xích, lạp xưởng, thịt xông khói, những thực phẩm đóng hộp sẽ không tốt cho người bệnh.
Những loại rau có hàm lượng purin cao
Người mắc bệnh gout cần được bổ sung nhiều loại rau xanh, vitamin không nên sử dụng các loại rau, củ, quả chứa hàm lượng purin cao như đậu xanh, cải xoăn, su hào, đậu đen, đậu phộng, đậu hà lan, đậu trắng.
Bệnh gout nên ăn gì?
Bên cạnh những loại thực phẩm không nên ăn người mắc bệnh gout cần chú ý đến việc sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho sức khỏe như:
Trái cây
Những loại trái cây như táo, dâu, cherry sẽ giúp cung cấp nhiều vitamin cho cơ thể người bệnh. Trong cherry có chứa nhiều vitamin C, beta carotene, chất chống oxy hóa cao nên nếu ăn cherry thường xuyên sẽ có tác dụng giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm, hạn chế mức axit uric trong cơ thể.
Xem thêm:
- Bệnh Gout có nguy hiểm không? Các biến chứng thường xuyên gặp phải
- Mắc bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không?
Thực phẩm giàu vitamin C
Tác dụng của vitamin C sẽ giúp giảm nồng độ axit uric trong máu, chống oxy hóa, chống viêm, tăng sức đề kháng và sức bền cho thành mạch từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh. Một số những loại quả thực phẩm có chứa hàm lượng lớn vitamin C như dứa, ổi, ớt chuông, súp lơ.
Mặc dù vậy cũng không nên dùng liều cao vitamin C để ngăn ngừa tình trạng buồn nôn, ợ nóng lâu dần sẽ dẫn đến hình thành sỏi, giảm quá trình đào thải axit uric.
Dầu oliu, dầu thực vật
Trong dầu oliu, dầu thực vật chứa chất béo tốt, hỗ trợ kháng viêm khớp, giảm sưng đau, giảm axit uric. Nên người bệnh thường xuyên dùng dầu oliu, dầu thực vật hàng ngày để từ đó hấp thu dưỡng chất tốt, tuy nhiên không nên chế biến ở nhiệt độ cao.
Trà xanh
Sử dụng trà xanh hàng ngày sẽ giúp giảm bớt nồng độ axit uric trong máu. Để việc uống trà xanh đem lại tác dụng tốt cho người mắc bệnh gout thì nên pha đúng cách và uống một lượng đầy đủ hàng ngày để đẩy nhanh quá trình đào thải axit uric.
Rau củ
Cải xanh, khoai tây, đậu hà lan, nấm, cà tím, rau ngót… là những loại rau cần được sử dụng hàng ngày để đem lại hiệu quả tốt cho người mắc bệnh gout.
Ngũ cốc nguyên cám
Yến mạch, gạo lứt, lúa mạch… chứa nhiều chất xơ, giúp ức chế tình trạng các khớp bị viêm do gút.
Các chế phẩm từ sữa và đậu nành
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng phô mai, bơ, kem tươi, váng sữa, sữa chua… hỗ trợ làm giảm lượng axit uric huyết thanh trong máu.
Uống đủ nước
Nạp đủ cho cơ thể 2 – 2.5l nước mỗi ngày, đặc biệt là nước khoáng kiềm, không gas. Uống đủ nước giúp giảm nguy cơ bị gout do nước giúp loại bỏ axit uric dư thừa ra khỏi máu. Nếu bạn tập thể dục nhiều thì cần phải bổ sung nhiều nước.
Tập thể dục
Duy trì việc tập thể dụng thường xuyên với các bài tập phù hợp với sức khỏe như đi bộ, đạp xe, đánh cầu lông… giúp duy trì sức khỏe tốt và giữ mức axit uric thấp.
Giảm cân
Trường hợp bạn bị thừa cân cơ thể sẽ không sử dụng insulin đúng cách để loại bỏ đường trong máu. Chính việc kháng insulin không thể loại bỏ đường trong máu nên việc giảm cân sẽ giúp giảm đề kháng insulin đồng thời giảm axit uric. Nhưng không nên áp dụng những phương pháp giảm cân cấp tốc vì điều này sẽ làm gia tăng nguy cơ mắc các cơn đau cấp tính do gout.
Với bài viết này, chúng tôi hi vọng bạn đã có những thông tin cần thiết và bổ ích về những thực phẩm bệnh nhân gout không nên ăn gì?. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo, nếu có thắc mắc hãy liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết.