Bệnh cường giáp kiêng ăn gì và chế độ dinh dưỡng phù hợp
Bệnh cường giáp hoàn toàn có thể chữa khỏi, tuy nhiên để góp phần tăng hiệu quả điều trị bệnh thì phải kết hợp chế độ dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu bệnh cường giáp kiêng ăn gì? Chế độ dinh dưỡng như thế nào là phù hợp? trong bài viết dưới đây nhé.
Mục lục
1. Bệnh cường giáp không nên ăn gì?
Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, một số loại thực phẩm sẽ kích thích tuyến giáp hoạt động mạnh và tăng nguy cơ biến chứng. Người bệnh bị cường giáp cần hạn chế hoặc hoàn toàn dừng trong thời gian trị bệnh:
1.1. Caffeine
Người mắc bệnh tuyến giáp cần hạn chế đầu tiên đó là caffeine. Bởi chất Caffeine có thể khiến cho tuyến giáp hoạt động nhanh hơn, tỏa nhiều nhiệt đồng thời kích thích tuyến giáp tăng tiết hormon Thyroxin.
Những loại đồ uống chứa caffeine như trà, cà phê, coca -cola … là bệnh nhân cường giáp cần tránh.
1.2. Thực phẩm nhiều Iot
Việc sử dụng nhiều thực phẩm giàu i-ốt là nguyên nhân gây ra bệnh cường giáp. Vậy bệnh cường giáp kiêng ăn gì? Khi đã mắc phải bệnh này mà tăng cường i-ốt càng khiến cho bệnh tiến triển nặng thêm.
Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), người bệnh tuyến giáp nên sử dụng liều lượng i-ốt được khuyến nghị khoảng 150 mcg (0,15 mg), thậm chí cần hạn chế lượng i-ốt hơn.
- Một số loại hải sản chứa i-ốt nhiều như: rong biển, cá, tôm, cua, sushi, tảo… mà bệnh cường giáp cần tránh.
- Hạn chế những thực phẩm chứa hàm lượng i-ốt cao như: lòng đỏ trứng, sữa, bơ, phô mai, muối i-ốt, chất tạo màu thực phẩm, thuốc có chứa i-ốt (Thảo dược, thực phẩm chức năng, thuốc amiodarone – Nexterone, sirô ho, thuốc nhuộm tương phản y tế).
1.3. Sữa tươi nguyên kem
Sữa nguyên chất, sữa tươi đều là khắc tinh của người bị bệnh cường giáp. Bởi thực phẩm này có chứa hàm lượng chất béo cao, cần tránh sử dụng do khó tiêu hóa. Bệnh cường giáp khi dùng sữa, hay những chế phẩm từ sữa nên chọn loại sữa tách béo để bảo vệ sức khỏe, giúp tiêu hóa tốt.
>>> Tham khảo thêm: Triệu chứng bệnh cường giáp điển hình và cách điều trị
1.4. Chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa
Chất béo bão hòa còn gọi là chất béo “xấu”, đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Chúng có thể khiến cơ thể sinh ra cholesterol xấu (LDL), làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Những loại thực phẩm như đồ ăn nhanh, chiên rán chứa nhiều chất béo “ xấu” sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ thuốc thay thế hormone tuyến giáp trong cơ thể, giảm khả năng sản xuất hormone thyroxine (T4) của tuyến giáp. Chất béo “xấu” chứa nhiều calo khó tiêu hóa với người trao đổi chất chậm, từ đó dẫn đến tình trạng tăng cân quá mức. Bệnh cường giáp nên tránh những loại thực phẩm quá béo gồm: bơ, bơ thực vật, sốt mayonnaise và những thực phẩm chiên rán khác.
1.5. Rượu bia
Đồ uống chứa cồn có khả năng làm giảm hấp thu Canxi trong cơ thể, tình trạng đó có thể gây nguy hiểm với người mắc bệnh tuyến giáp bởi có thể gây ra tình trạng loãng, gãy xương hay xương thủy tinh,…
2. Chế độ dinh dưỡng của bệnh cường giáp nên tăng cường gì?
Ngoài thông tin “bệnh cường giáp kiêng ăn gì” thì cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh. Theo đó, người bệnh nên tăng cường chất chống oxy hóa tự nhiên, tốt cho hệ miễn dịch từ những loại rau xanh, củ quả.
Dưới đây là 5 thực phẩm tốt cho người bệnh cường giáp:
2.1. Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3
Vitamin D và Omega 3 được xem là bộ đôi quan trọng giúp điều hòa hoạt động tuyến giáp khỏe mạnh đồng thời tăng cường sức khỏe cho cả cơ thể lẫn tuyến giáp. Vitamin D có tác dụng giúp con người hấp thu Canxi tốt hơn, phòng ngừa loãng xương – một trong những biến chứng do bệnh cường giáp gây ra.
Những loại thực phẩm chức nhiều Vitamin D và Omega 3 như cá hồi, trứng, nấm, hạt oliu, óc chó, đậu nành,… giàu dinh dưỡng và tốt cho người bệnh.
>>> Bạn có biết: Bệnh cường giáp có phải là ung thư không? Có chữa khỏi không?
2.2. Sữa và chế phẩm từ sữa
Người bệnh cường giáp thường bị biến chứng rối loạn chuyển hóa canxi. Do vậy nên tăng cường sữa để bổ sung đầy đủ canxi cần thiết, giảm nguy cơ biến chứng loãng xương, giòn xương. Tuy nhiên, bạn hãy chú ý chọn sữa dễ hấp thu và ít béo, tách béo để không ảnh hưởng đến bệnh…
2.3. Thực phẩm giàu kẽm
Hoạt động tuyến giáp quá mức dễ khiến cho cơ thể bị thiếu hụt kẽm, gây ra vấn đề cản trở sự phân chia tế bào, phân hủy carbohydrate,… Do vậy, những người bệnh cường giáp hãy bổ sung kẽm từ những loại thực phẩm như: hạnh nhân, hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô,…
2.4. Đạm thực vật
Trong thịt chứa hàm lượng đạm rất cao, nhưng đây là những loại thực phẩm mà bệnh cường giáp nên tránh. Thay vào đó, nên bổ sung lượng đạm từ thực vật như các hạt đậu. Chúng được nghiên cứu là an toàn, tốt cho sức khỏe đồng thời có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh cường giáp
2.5. Các loại rau họ cải
Nên bổ sung nhiều loại rau cải như bắp cải, bông cải xanh có tác dụng điều hòa hoạt động của tuyến giáp và hormone tuyến giáp sản xuất ra. Qua đó giúp giảm đáng kể triệu chứng bệnh để ngăn chặn tốt nhất.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng quá nhiều thực phẩm này, nhất là khiến cho bệnh suy giáp có nguy cơ tăng nhanh hơn.
Thông tin trong chuyên mục trên đây nhằm giúp giải đáp bệnh cường giáp kiếng ăn gì và hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hi vọng thông tin này sẽ giúp bệnh nhân nhanh chóng bình phục và rút ngắn thời gian điều trị. Đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin liên quan khác.