Bệnh cường giáp có phải là ung thư không? Có chữa khỏi không?

Bệnh cường giáp có phải là ung thư không?

Bệnh cường giáp làm tăng nguy cơ ung thư, cần điều trị hiệu quả

Bệnh cường giáp gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, phiền toái trong cuộc sống. Chắc hẳn nhiều người đang đặt ra câu hỏi “ bệnh cường giáp có phải là ung thư không?” Thông tin sẽ được chúng tôi giải đáp trong bài viết dưới đây để bạn đọc tìm hiểu.

Bệnh cường giáp có phải ung thư không
Bệnh cường giáp không phải là ung thư

Mục lục

1. Bệnh cường giáp có phải là ung thư không?

Trước khi giải đáp câu hỏi “ bệnh cường giáp có phải ung thư không?” Các bạn cần phải nắm rõ được 2 khái niệm:

Hội chứng cường giáp là do tuyến giáp hoạt động quá mức, dẫn đến việc sản xuất hormone tuyến giáp nhiều hơn bình thường. Hậu quả sẽ làm gia tăng nồng độ hormone giáp lưu hành trong máu, gây hại cho mô và chuyển hóa trong cơ thể.

Ung thư tuyến giáp là một bệnh lý ác tính từ tế bào tuyến giáp. Nguyên nhân là do những tác nhân sinh ung thư, tế bào tăng sinh vô hạn độ, vô tổ chức, không kiểm soát được trong cơ thể.

Qua 2 khái niệm trên có thể kết luận, hội chứng cường giáp không phải bệnh, KHÔNG phải ung thư. Tuy nhiên, hội chứng cường giáp có thể gặp trong ung thư tuyến giáp hoặc bệnh lý khác. Đồng thời hội chứng cường giáp cũng nguy cơ tiến triển thành ung thư tuyến giáp.

Một số nghiên cứu về sự liên quan của bệnh cường giáp với một số loại ung thư đến sau đó. Ung thư gây ra do sự miễn dịch của bệnh cường giáp, có thể do dung nạp bởi hệ miễn dịch của vật chủ bất thường.

Những người mắc bệnh cường giáp thì khả năng bị ung thư tuyến giáp cũng cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, cường giáp cũng không bảo vệ bệnh nhân tránh khỏi ung thư tuyến giáp.

>>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh cường giáp điển hình và cách điều trị

Việc tăng nguy cơ ung thư tuyến giáp ở người mắc bệnh cường giáp là do sự ảnh hưởng của hormone tuyến giáp đến sự tăng sinh tế bào ung thư vú, sự biệt hoá tế bào vú bình thường và kích thích sự hình thành mắc bệnh của một số loại ung thư khác.

Bên cạnh đó, tỷ lệ mắc bệnh ung thư vú ở người bệnh cường giáp cũng cao hơn nhiều. Nguyên nhân là bởi những tế bào nang tuyến giáp và tế bào tuyến vú tích luỹ iod thông qua cơ chế vận chuyển gián tiếp ở màng đáy nhờ vào bộ điều phối natri iodide (NIS) và quá trình oxy hóa iod trong tế bào nang tuyến vú, tương tự như thyroperoxidase của tuyến giáp.

Tuyến giáp có mối liên quan với tuyến vú nhờ vào con đường triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) và kích hoạt những thụ thể hormone thụ cảm tuyến giáp của tuyến vú tạo ra sự khác biệt với tăng trưởng như estrogen. Trong khi đó, nồng độ T3, T4 cao cũng khiến cho nguy cơ ung thư vú tăng hơn. Dù vậy, vẫn chưa có nhiều nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này

Như vậy, có thể thấy, những người mắc bệnh cường giáp sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư tuyến giáp và ung thư vú. Đồng thời, cường giáp sẽ làm tăng nguy cơ mắc 2 bệnh trên.

Người mắc bệnh cường giáp nên thực hiện xét nghiệm bệnh lý tuyến giáp theo định kỳ để tầm soát ung thư tuyến giáp và tầm soát ung thư vú. Qua đó sẽ phát hiện sớm và mang lại hiệu quả cao.

2. Bệnh cường giáp có chữa khỏi được không?

Bệnh cường giáp là dạng bệnh rối loạn tự miễn, không tự khỏi nếu không được điều trị. Bệnh cường giáp hoàn toàn được chữa khỏi hẳn nếu người bệnh thăm khám và phát hiện sớm. Thời gian điều trị bệnh phụ thuộc vào tình trạng bệnh và điều trị đúng cách.

Bệnh cường giáp có phải là ung thư không?
Bệnh cường giáp làm tăng nguy cơ ung thư, cần điều trị hiệu quả

Do vậy, khi gặp những triệu chứng bệnh cường giáp bao gồm: mắt lồi, bướu cổ sưng tấy, móng tay giòn, rụng tóc… thì tốt nhất hãy đi khám tại chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường nhằm chẩn đoán, từ đó chỉ định phương pháp điều trị bệnh dứt điểm và kịp thời.

Điều trị bệnh cường giáp hiện nay qua 3 phương pháp chính là:

  • Nội khoa (dùng thuốc)
  • Phóng xạ (uống iod có gắn chất phóng xạ)
  • Phẫu thuật (mổ) tuyến giáp.

Bệnh cường giáp sẽ được ưu tiên sử dụng phương pháp điều trị nội khoa. Trường hợp bệnh nhân không đáp ứng điều trị hoặc tình trạng bệnh nặng thêm thì  sẽ xem xét đến 2 phương pháp điều trị còn lại.

Đa số người bệnh cường giáp có bướu giáp lan tỏa độ 1 hay kích thước tuyến giáp bình thường sẽ điều trị nội khoa liên tục từ 18 – 24 tháng sẽ khỏi bệnh hoàn toàn. Thuốc kháng giáp có vai trò quan trọng trong việc điều trị này, bên cạnh đó còn kết hợp dùng thuốc tim mạch, thuốc chẹn beta để điều trị triệu chứng, đồng thời ngừa biến chứng.

Với bệnh cường giáp tăng kích thước hay bướu giáp nhân độ 2 – độ 3 thì sẽ áp dụng phương pháp điều trị phẫu thuật, phóng xạ. Bên cạnh đó vẫn cần dùng thuốc nội khoa làm giảm triệu chứng như run tay, tim đập bình thường, tăng cân hay mạch bình thường.

>>> Bạn có biết: Bệnh cường giáp là bệnh gì? Có nguy hiểm không?

Trường hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật trong tình trạng: bệnh tái phát nhiều lần, phụ nữ đang mang thai hay đang cho con bú,… Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt gần như hoàn toàn tuyến giáp, chỉ để lại 2 – 3g mỗi thùy.

Với những phương pháp điều trị bệnh cường giáp trên thì bệnh nhân hoàn toàn có thể yên tâm là được chữa khỏi. Sau đó, kích thước tuyến giáp sẽ không tăng nữa, hormone tuyến giáp được tiết bình thường, triệu chứng bệnh cũng suy giảm và biến mất.

Sau thời gian điều trị, người bệnh cần phải đi thăm khám bác sĩ 3 tháng 1 lần trong năm đầu tiên và 1 năm / lần trong các năm tiếp theo giúp phòng ngừa tái phát. Khi bị tái phát thì người bệnh có thể điều trị kết hợp thuốc và phóng xạ.

Bài viết trên đây nhằm giúp bạn giải đáp thông tin về bệnh cường giáp có phải là ung thư không? Nếu có thắc mắc hơn về bệnh này thì đừng quên theo dõi bài viết tiếp theo để cập nhật thông tin hữu ích khác.

Rate this post

About The Author