Bệnh nhân tiểu đường uống nước dừa được không?

nuoc-dua-1

Nước dừa là thức uống yêu thích của nhiều người bởi hương vị tươi mát và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chính vì vậy nhiều người thắc mắc rằng bị bệnh tiểu đường uống nước dừa được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.

Mục lục [hide]

Bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?

Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước dừa

Nước dừa là thức uống phổ biến ở các nước nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Dừa non sẽ chứa nhiều nước dừa ngọt, ít cùi. Dừa càng già cùi càng dày lên, nước ít đi và có thể có vị chua.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước dừa
Hàm lượng dinh dưỡng có trong nước dừa

Tìm hiểu thêm: Tiểu đường có uống được mật ong không?

Tùy từng loại dừa, từng khu vực trồng cũng như từng quả dừa khác nhau mà thành phần dinh dưỡng trong nước dừa cũng thay đổi. Ước tính trong 100ml nước dừa chứa từ:

– 3 – 4 g đường bột.

– 0,5 – 1 g Protein.

– Dưới 0,5g chất béo.

– Nhiều muối khoáng, canxi, kali và chloride.

Hàm lường chất đường bột trong nước dừa rơi vào khoảng 3 – 4g trên 100ml nước nguyên chất, đây là chất khả năng làm tăng đường đường huyết. Tuy nhiên hàm lượng chất đường bột này rất thấp, không làm đường huyết tăng đột ngột và cũng không gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tim mạch. 

Tiểu đường uống được nước dừa không?

Trả lời cho câu hỏi tiểu đường uống được nước dừa không? Thì câu trả lời là có. Với hàm lượng đường thấp, nước dừa phù hợp với người bị tiểu đường. Nước uống này mang đến những công dụng sau:

  • Giúp giảm đường huyết: Nước dừa giúp kiểm soát lượng đường trong máu nhờ có chứa hàm lượng cao Kali, mangan, magie, vitamin C, L – arginine. Những chất có khả năng cải thiện độ nhạy cảm của tế bào với insulin.
  • Ức chế stress oxy hóa và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh tiểu đường: theo một số nghiên cứu, nước dừa có khả năng cải thiện đáng kể tình trạng stress oxy hóa, từ đó hạn chế các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thần kinh, thận…
  • Giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch: Uống nước dừa thường xuyên có tác dụng giảm cholesterol, mỡ gan và chất béo trung tính có trong máu. Bên cạnh đó, nước dừa cũng giúp kiểm soát huyết áp, ngăn ngừa hình thành cục máu đông.

Tuy nhiên, để chứng minh những lợi ích của nước dừa với bệnh nhân tiểu đường thì vẫn cần những nghiên cứu có quy mô lớn hơn.

Bệnh nhân tiểu đường nên uống nước dừa như thế nào?

Trong mỗi cốc nước dừa 240ml chỉ chứa 9-11gr carb. Carb bị enzyme tại đường tiêu hóa cắt thành các phân tử đường glucose và hấp thu vào máu. Carb là nhóm thực phẩm làm tăng đường huyết sau ăn, trong khi các thực phẩm nhóm protid, lipid, vitamin và khoáng chất thì không.

Tiểu đường nên uống nước dừa như thế nào?
Tiểu đường nên uống nước dừa như thế nào?

Xem thêm: Tiểu đường ăn khoai lang được không?

Bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo chỉ nên ăn khoảng 150gr carb mỗi ngày. Tương đương 3 bữa chính 30 – 45gr carb và 2 bữa phụ, mỗi bữa 15gr carb. Vì thế, nếu nước dừa là sở thích của bạn thì hoàn toàn có thể uống 1 cốc mỗi ngày trong bữa phụ. 

Những lưu ý khi uống nước dừa cho người tiểu đường

Uống nước dừa nguyên chất

Hiện nay có khá nhiều loại nước dừa đóng lon. Tuy nhiên, trong các loại nước dừa này có chứa chất bảo quản và có thể nhà sản xuất cho thêm đường. Vì thế bạn cần kiểm tra kỹ nhãn lượng đường trong nhãn sản phẩm khi sử dụng. Bạn nên uống nước dừa nguyên chất, không pha thêm đường và chất tạo ngọt. 

Không ăn cùi dừa

Cùi dừa non là sở thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, trong cùi dừa chứa nhiều chất béo bão hòa không tốt cho sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc các biến chứng tiểu đường. 

Uống đúng giờ

Uống nước dừa sau 7h tối dễ gây khó tiêu. Uống nước dừa vào bữa chiều là một lựa chọn hoàn hảo cho bệnh nhân tiểu đường, giúp cung cấp năng lượng, tăng cường miễn dịch và cải thiện sức khỏe tim mạch. 

Bệnh nhân tiểu đường nên uống nước gì?

Với đồ uống, ngoài nước dừa, người bệnh chỉ nên sử dụng các loại sau:

 Nước lọc

Nước lọc là lựa chọn tốt nhất dành cho người mắc bệnh tiểu đường. Nước lọc không chứa đường, không làm tăng huyết áp. Hơn nữa, uống nước lọc còn giúp thanh lọc cơ thể hiệu quả. Nếu người bệnh tiểu đường uống đủ nước sẽ giúp cơ thể loại bỏ bớt đường dư thừa trong máu ra ngoài nước tiểu. Nếu là phụ nữ bị mắc tiểu đường thì nên uống 8 ly nước mỗi ngày; nếu là nam giới thì nên uống 10 ly nước mỗi ngày.

Uống nước trà

Nước trà (nước chè) giúp tỉnh và giàu chất chống oxy hóa có thể giúp cho chúng ta trẻ ra. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường chỉ nên uống nước trà không có đường. Nếu không uống được, thì có thể cho thêm một chút đường. Để tránh nạp calo vào cơ thể người bệnh cần uống trà với sữa tách kem.

Uống nước trái cây

Nước trái cây tơi là kho chứa các chất din dưỡng giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Uống nước trái cây giúp tăng chất xơ, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần uống nước trái cây với hàm lượng carbohydrate và calo vừa đủ.

Uống cà phê

Nhiều người bệnh thắc mắc tiểu đường uống nước dừa được không và uống cà phê được không. Thực chất, bệnh nhân tiểu đường có thể uống cà phê, nhưng nên lựa chọn loại cà phê đen, không có kem và đường. Nếu bạn không thích uống cà phê đen, thì có thể thêm sữa tách kem và loại đường dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Trên đây chúng tôi đã giúp bạn trả lời câu hỏi “Người bệnh tiểu đường uống nước dừa được không?”. Hy vọng bạn có thể áp dụng một chế độ ăn uống khoa học để ngăn ngừa các diễn biến xấu của bệnh.

Rate this post

About The Author