Những điều cần biết về phương pháp đốt mụn cóc

đốt mụn cóc

Mụn cóc là tình trạng mà nhiều người gặp phải và gây mất thẩm mỹ trên gương mặt. Hãy tìm hiểu về nguyên nhân, phương pháp đốt mụn cóc và cách chăm sóc trong bài viết dưới đây nhé.

Mục lục

Mụn cóc là gì?

Mụn cóc còn có tên gọi khác là mụn cơm, loại mụn này do do virus HPV-papilloma gây ra. Tình trạng này là một dạng tăng cao của da tạo thành các nốt sùi nhỏ trên da, có màu trắng hoặc hơi đục, khi sờ có cảm giác thô ráp và không đau. Mụn cóc có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, trên mặt hay quanh mắt. 

Mặc dù là mụn lành tính, không gây đau và chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất, nhưng nếu chúng mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Một số trường hợp có thể lây lan ra xung quanh, gây khó chịu và đặc biệt là khi mọc ở môi, quanh mắt. Bên cạnh đó, mụn cóc cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch mụn bên trong.

đốt mụn cócNhững điều cần biết về phương pháp đốt mụn cóc

Nguyên nhân gây ra tình trạng mụn cóc

Virus HPV là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự tăng trưởng quá mức của keratin, từ đó hình thành các hạt mụn cóc trên da. Mỗi chủng virus sẽ gây ra mỗi loại mụn cóc khác nhau. 

Hiện nay, có hơn 100 loại virus HPV, mỗi chủng virus sẽ gây ra mỗi loại mụn cóc khác nhau. Hầu như các virus gây ra mụn cóc đều vô hại ở tay và chân. Tùy vào từng chủng loại mà tổn thương da sẽ có biểu hiện và triệu chứng khác nhau. Ngoài mụn cóc, virus HPV còn có thể gây ra sùi mào gà, u mềm lây, mụn cóc sinh dục…

Vì nguyên nhân bị mụn cóc là do virus nên có thể lây lan sang người khác. Con đường lây bệnh của virus có thể kể đến như: 

  • Tiếp xúc trực tiếp với da hoặc đồ dùng cá nhân của người đang bị mụn cóc.
  • Gãi hoặc cắn mụn cóc.
  • Cạo lông mặt hoặc chân.
  • Cắn móng tay, nếu có mụn cóc quanh móng tay.
  • Có làn da ẩm ướt hoặc tổn thương.

Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng nguy cơ bị lây mụn cóc từ người khác khá thấp, trừ khi người đó có hệ miễn dịch kém do nhiễm HIV/AIDS hay sử dụng thuốc ức chế miễn dịch sau ghép tạng.

Các loại mụn cóc thông thường và dấu hiệu nhận biết

Mụn cóc có thể mọc riêng lẻ hoặc mọc thành đám và biểu hiện của mụn này có sự khác biệt giữa các vị trí.

– Mụn cóc ở mặt: Thường tập trung ở dưới bọng mắt mọc thành từng cụm, với dấu hiệu đặc trưng là các nốt nhỏ li ti, có màu trắng hoặc nâu nhạt.

– Mụn cóc ở tay: Mụn thường mọc ở các ngón tay, ở mu hoặc lòng bàn tay. So với mụn cóc ở mặt, kích thước mụn mọc ở tay thường lớn hơn và có xu hướng mọc đơn lẻ.

– Mụn cóc ở chân: Mụn cóc thường xuất hiện nhiều ở bàn chân vì cơ quan này dễ tiếp xúc với virus gây bệnh nhất. Mụn có thể mọc ở lòng bàn chân, đặc biệt là ở những vị trí tỳ đè và chịu nhiều áp lực. Kích thước mụn mọc ở vị trí này khá lớn và thường chỉ xuất hiện từ 1 – 3 mụn.

Các phương pháp đốt mụn cóc phổ biến

Để tránh mụn cóc lây lan rộng hơn và gây đau đớn cho người bệnh thì mụn cóc cần đước điều trị một cách dứt điểm. Các phương pháp điều trị mụn cóc được chỉ định thường là dùng thuốc và xâm lấn để loại bỏ sần mụn.

Hiện nay, trong y học có rất nhiều phương pháp điều trị mụn cóc với những ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn một phương pháp phù hợp với mình.

Đốt điện

Đây là phương pháp đốt mụn cóc bằng việc sử dụng điện cao tần, thường được áp dụng cho các mụn nhỏ hoặc ở vị trí khó thực hiện tiểu phẫu như kẽ ngón tay, ngón chân. Đốt mụn cóc bằng điện có thể khoét sâu và lấy được hết nhân mụn cóc, bên cạnh đó thời gian tiến hành nhanh chóng, đơn giản và ít chi phí. Tuy nhiên, áp dụng phương pháp này có thể khiến vết thương lâu lành và dễ bị nhiễm trùng hơn nên cần chăm sóc vết thương kĩ hơn. 

Đốt mụn cóc bằng laser

Đây là một phương pháp hiện đại và hiệu quả nhất hiện nay với công nghệ đốt mụn bằng laser CO2 siêu xung. Công nghệ hiện đại này đến từ Hoa Kỳ và được thực hiện với độ chính xác cao bởi khả năng định vị các nốt mụn cóc. Ưu điểm của việc đốt laser mụn cóc là công nghệ thông minh và xác định đúng độ sâu của mụn cóc, không để lại sẹo và tổn thương các vùng da xung quanh. 

Phương pháp này có thể thực hiện được ở tất cả các vùng da, kể cả những vùng chật hẹp để loại bỏ được hết nhân mụn mà vẫn không làm tổn thương đến cấu trúc da. Ngoài ra, công nghệ còn tăng sinh collagen và elastin làm tái tạo cấu trúc da bị tổn thương, thực hiện nhanh chóng và không gây đau đớn.

đốt mụn cócNhững điều cần biết về phương pháp đốt mụn cóc

Đốt mụn cóc bằng nhang

Đốt mụn cóc bằng nhang là phương pháp dân gian đã được nhiều người áp dụng từ xa xưa. Mặc dù đến nay chưa có nghiên cứu khoa học nào được công bố về tác dụng của việc trị mụn cóc bằng nhang, nhưng cách này được lưu truyền từ đời này qua đời khác và được nhiều người làm theo.

Cơ chế tác động của phương pháp đốt mụn cóc bằng nhang tương tự như cách đốt điện, đó là nhờ sức nóng để phá hủy môi trường sống của virus HPV. Cách làm này khiến nốt mụn không thể phát triển thêm và teo dần đến khi rụng hẳn. Tuy nhiên, cách trị mụn cóc này lại gây đau đớn, có nguy cơ viêm nhiễm và có thể làm hỏng vùng da xung quanh. Chính vì vậy, khi thực hiện cần đặc biệt lưu ý vấn đề tiệt trùng, vệ sinh vùng da có mụn và vùng da lân cận.

Chăm sóc vết thương sau khi đốt mụn cóc

Sau khi thực hiện đốt mụn cóc, bạn cần có chế độ chăm sóc tốt để không xảy ra biến chứng và giúp vết thương nhanh lành hơn. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý để chăm sóc vết thương sau khi thực hiện đốt mụn cóc.

– Cách chăm sóc:

  • Uống thuốc và bôi thuốc đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
  • Không bôi nghệ lên vùng da mới được đốt mụn cóc.
  • Không sử dụng bất cứ hóa chất nào lên vùng da sau khi được đốt mụn, trừ loại kem dưỡng được bác sĩ chỉ định.
  • Hãy để làn da phục hồi một cách tự nhiên và không nên cậy mài hay bóc vảy vì sẽ khiến da xấu đi sau khi phục hồi.

– Cách bảo vệ:

  • Vệ sinh vết thương hằng ngày bằng nước muối sinh lý và chú ý thay băng hằng ngày.
  • Bảo vệ vùng da mới điều trị khỏi bụi bẩn và tránh ánh nắng mặt trời bằng cách che chắn.
  • Bôi kem kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để ngăn ngừa viêm nhiễm.

– Cách lựa chọn thực phẩm:

Bên cạnh những cách chăm sóc trên, sau khi đốt mụn cóc bạn cũng cần bổ sung thêm chất dinh dưỡng. Đặc biệt cần tránh xa những thực phẩm có hại cho quá trình phục hồi vết thương như:

  • Rau muống: Đây là một loại rau được sử dụng để kích thích tăng sinh collagen nhằm lấp đầy vết thương. Do đó, ăn rau muống sau khi thực hiện đốt mụn cóc sẽ làm tăng sinh collagen quá mức gây ra tình trạng sẹo lồi.
  • Thịt bò, thịt chó: Các loại thịt này có thể gây ra tình trạng sẹo thâm, sẹo lồi trên vùng da sau khi đốt mụn.
  • Trứng, hải sản: Hải sản có thể gây nên tình trạng dị ứng da ở vết thương. Bên cạnh đó, trứng có thể khiến cho vùng da bị thương có màu trắng hoặc loang lổ, gây mất thẩm mỹ.
  • Thịt gà, đồ nếp: Các loại thực phẩm này có chứa các chất khiến cho vết thương bị sưng tấy và mưng mủ, từ đó gây ra tình trạng viêm da ở vùng da sau chữa trị mụn cóc.
  • Đồ cay nóng: Những loại thực phẩm này sẽ làm kéo dài thời gian phục hồi vết thương sau khi đốt mụn cóc. Đồng thời cũng làm cho tình trạng mụn cóc trên da trở nên trầm trọng hơn.

Sau khi thực hiện đốt mụn cóc nếu như không được chăm sóc đúng cách có thể gây ra biến chứng và sẹo gây mất thẩm mỹ. Vì vậy, bạn cần lựa chọn phương pháp điều trị mụn cóc phù hợp với tình trạng của mình và có chế độ chăm sóc hợp lý sau khi thực hiện. 

Tổng hợp

Rate this post

About The Author