Tìm hiểu bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Khoai lang là thực phẩm quen thuộc và chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khoẻ. Nhiều người thắc mắc rằng tiểu đường ăn khoai lang được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác nhất.

Mục lục

Bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Bệnh tiểu đường là gì?

Khi insulin trong cơ thể sản sinh ra một cách bất thường và không sử dụng insulin tốt sẽ dẫn đến tình trạng tiểu đường. Tình trạng này dẫn đến các triệu chứng không mong muốn như lượng đường huyết cao, giảm cân, tiểu nhiều, suy giảm hệ miễn dịch, mờ mắt, đói liên tục, tê chân…

Hiện nay, trong y học vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, tình trạng bệnh có thể được kiểm soát và cải thiện thông qua quá trình điều trị với một chế độ ăn uống.

Hàm lượng dinh dưỡng có trong khoai

Khoai lang chứa nhiều chất dinh dưỡng đặc biệt hiệu quả trong việc tăng nồng độ vitamin A trong máu nhất là ở trẻ em.

Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang
Hàm lượng dinh dưỡng trong khoai lang

Tìm hiểu thêm: Tiểu đường ăn chuối được không

Trong 100 gam khoai lang sống có chứa các thành phần như:

  • Calo: 86
  • Nước: 77%
  • Protein: 1,6 gram
  • Carbohydrat: 20,1 gram
  • Đường: 4.2 gram
  • Chất xơ: 3 gram
  • Chất béo: 0,1 gram

Khoai lang chủ yếu bao gồm các carbohydrat hầu hết đến từ tinh bột, tiếp đó là chất xơ. Loại rau củ này có tương đối ít protein nhưng chúng vẫn được coi là nguồn protein quan trọng ở nhiều nước đang phát triển.

Khoai lang được biết tới với những tác dụng vô cùng hữu ích đối với sức khỏe bao gồm:

  • Phòng ngừa thiếu vitamin A
  • Tốt cho hệ tiêu hóa đặc biệt là cải thiện tình trạng táo bón
  • Chống oxy hóa cùng các nguy cơ gây ung thư
  • Tốt cho người mắc bệnh tăng huyết áp
  • Giảm viêm…

Bệnh tiểu đường ăn được khoai lang không?

Với thành phần chủ yếu là tinh bột, vì vậy không ít người có suy nghĩ khoai lang sẽ không phù hợp với những người bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, trên thực tế, sự thật lại không phải như vậy. Nếu được hỏi người bị tiểu đường ăn khoai lang được không thì câu trả lời chắc chắn là có. Bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn khoai lang và các bạn sẽ khá bất ngờ nếu biết rằng khoai lang còn được coi là siêu thực phẩm cho bệnh nhân đái tháo đường.

Một số loại khoai lang thích hợp với những người mắc bệnh tiểu đường như:

Khoai lang cam (Khoai Mật): Chúng có màu nâu đỏ ở bên ngoài và màu cam ở bên trong. Khi so sánh với khoai tây trắng thông thường, khoai lang cam có hàm lượng chất xơ cao hơn. Điều này mang lại cho họ GI thấp hơn và khiến họ trở thành một lựa chọn lành mạnh hơn cho những người mắc bệnh tiểu đường. Thực tế, khoai lang cam luộc có giá trị GL (glucose) thấp hơn so với nướng hoặc rán.

Khoai lang tím: Có màu tím ở cả bên trong lẫn bên ngoài. Chúng ta có thể tìm kiếm khoai lang tím bán trên thị trường dưới tên Stokes Purple và khoai tây Okinawa. Khoai lang tím có GL thấp hơn khoai lang cam. Ngoài các chất dinh dưỡng, khoai lang tím còn chứa anthocyanin.

Anthocyanin là một hợp chất polyphenolic mà các nghiên cứu chỉ ra nó có thể đảo ngược hoặc ngăn ngừa béo phì và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 bằng cách cải thiện tình trạng kháng insulin. Một đánh giá của các nhà nghiên cứu cho thấy anthocyanin hoạt động trong cơ thể thông qua nhiều cơ chế, bao gồm giảm tiêu hóa carbohydrate trong ruột.

Khoai lang Nhật: Đôi khi được gọi là khoai lang trắng, mặc dù chúng có màu tím ở bên ngoài và màu vàng ở bên trong. Chủng khoai lang này có chứa caiapo có thể làm giảm đáng kể mức độ nhịn ăn và đường huyết trong hai giờ ở các đối tượng khi so sánh với giả dược. Caiapo cũng được chứng minh là chất có thể làm giảm cholesterol.

Lượng đường trong khoai lang Nhật
Lượng đường trong khoai lang Nhật

Xem thêm: Tiểu đường uống cà phê được không

Người bị bệnh tiểu đường nên ăn khoai lang như thế nào?

Theo các bác sỹ, người bệnh tiểu đường nên tiêu thụ khoảng 40 – 50 gram lượng Carbohydrate trong mỗi bữa ăn chính. Trong khi đó cứ 100 gram khoai lang thì có khoảng 20 gram carbohydrate. Như vậy bệnh nhân tiểu đường có thể ăn từ 200 – 400 gram khoai lang mỗi ngày.

Khi đã sử dụng khoai lang, người bệnh cần hạn chế đến một số loại tinh bột khác để cân bằng lượng carbohydrate trong cơ thể.

Nên ăn nhiều rau xanh nhằm giảm bớt lượng đường hấp thu

Không nên ăn quá nhiều, ăn thường xuyên mà cần có chế độ ăn hợp lý.

Nên ăn cả phần vỏ khoai lang, không nên ăn sống vì nó có thể khiến lượng đường tăng nhanh hoặc ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Tuyệt đối không cho thêm đường hay bất cứ chất ngọt nào khác khi chế biến

Nên ăn khoai lang vào buổi sáng kèm với rau, bơ hoặc salad. Ngoài ra, trước bữa trưa hoặc tối, bạn có thể ăn một chút khoai để giảm lượng thức ăn đưa vào cơ thể.

Như vậy bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được khoai lang không? Tuy nhiên bạn nên ăn khoai lang đúng cách và có chế độ sinh hoạt lành mạnh để giúp giảm bệnh tiểu đường hiệu quả.

 

 

Rate this post

About The Author