Bệnh gout nên uống nước gì để ngăn ngừa các triệu chứng tốt nhất?
Bệnh gout nên uống nước gì? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc uống các loại nước lành mạnh sẽ có thể hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh và hạn chế các cơn gout cấp tái phát. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới để tham khảo thêm các loại nước uống tốt cho sức khỏe.
Mục lục
Bệnh gout nên uống nước gì?
Bệnh gout là tình trạng rối loạn chuyển hóa có tiến triển dai dẳng mà chưa có phương pháp điều trị dứt điểm. Nên ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh để kiểm soát tốt tình trạng và ngăn ngừa biến chứng bệnh gout.
Một số loại nước có ích cho người mắc bệnh gout như:
Nước lọc
Đây là loại nước cần thiết cho cơ thể và sẽ giúp cho cơ quan bài tiết nồng độ axit uric qua thận ra khỏi cơ thể, hỗ trợ hơn ổn định nồng độ axit uric trong máu. Trường hợp chức năng thận bị suy giảm sẽ khiến cho axit uric tích tụ và gây ra bệnh gout.
Đối với các bệnh nhân mắc bệnh gout cần bổ sung từ 2 – 2,5 lít nước/ ngày và uống thành nhiều lần trong ngày. Việc uống nước đúng cách sẽ giúp cân bằng điện giải, giảm mệt mỏi, hỗ trợ thận thanh thải axit uric. Nếu uống quá nhiều sẽ khiến cho quá trình bài tiết axit uric gián đoạn làm cho nồng độ trong máu tăng cao và tăng nguy cơ hình thành sỏi urat.
Hàng ngày uống nước cũng cần chú ý không uống quá nhiều nước một ngày để tránh áp lực lên thận gây ảnh hưởng đến quá trình bài tiết, thanh thải axit uric dư thừa.
Uống cà phê
Cà phê là thức uống có chứa caffeine, khoáng chất, polyphenol nên là loại nước uống tốt cho bệnh nhân gout.
Sử dụng cà phê trong quá trình điều trị bệnh gout nên uống đều đặn 1 – 2 tách cà phê/ ngày để làm giảm nồng độ axit uric trong máu do một số chất trong cà phê cạnh tranh với enzyme chuyển hóa purin làm cho purin bị phá vỡ và giảm sự hình thành axit uric trong máu.
Uống cà phê hàng ngày còn giúp đầu óc tỉnh táo, đồng thời kích thích hệ thần kinh trung ương, tăng hiệu suất lao động, giảm hấp thu chất béo, ổn định nồng độ cholesterol, bảo vệ gan.
Hãy sử dụng cà phê sau bữa sáng để có hiệu quả tốt hơn, không nên uống khi bụng đói hay uống vào buổi, chiều tối.
Nước ép cần tây
Bên cạnh tác dụng hỗ trợ giảm cân, làm đẹp da thì nước ép cần tây còn có rất nhiều lợi ích khác tốt cho sức khỏe.
Bởi trong cần tây có tính kiềm giúp thải các loại axit dư thừa trong cơ thể qua đường bài tiết nên việc uống nước ép cần tây sẽ giúp bổ sung nước ép cần tây có thể đào thải axit uric và ổn định nồng độ trong máu.
Trong cần tây chứa hợp chất thực vật polyacetylene từ đó giúp ức chế phản ứng viêm các bệnh xương khớp, bệnh gout, thoái hóa khớp. Nên bạn có thể uống nước ép thường xuyên để hỗ trợ giảm thiểu cơn đau và các triệu chứng của bệnh gout.
Nước ép dứa
Nước ép dứa có vị chua tốt cho sức khỏe người dùng đặc biệt là người mắc bệnh gout. Trong dứa có chứa rất nhiều các thành phần dinh dưỡng như đồng, vitamin C, vitamin B6, thiamine, đồng, magie, chất chống oxy hóa, không có quá nhiều chất béo và cung cấp ít kcal. Do vậy mà nước ép dứa được nhiều người mắc bệnh gout sử dụng hàng ngày.
Trong quả dứa còn có nhiều các thành phần như beta carotene, vitamin c, flavonoid đem lại tác dụng chống oxy hóa mạnh, hỗ trợ chống viêm và tăng cường hệ miễn dịch. Cùng với khả năng kháng viêm cao, đậu xanh sẽ giúp người bị gout tránh tối đa sự hình thành hạt tophi lẫn lắng đọng acid uric trong cơ thể.
Trà gừng
Nước gừng cải thiện rất tốt tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, dị ứng, đau bụng do lạnh và đặc biệt tốt với người mắc bệnh gout.
Gừng có tác dụng kháng viêm, giữ ấm, tăng cường tuần hoàn máu sẽ đem lại công dụng hiệu quả cho người bệnh và phục hồi tốt tình trạng bệnh gout.
Cách thực hiện: Có thể dùng gừng hãm với nước sôi để uống trước khi ngủ 30 để hạn chế tốt tình trạng đau nhức. Thêm vào 1 chút mật ong rồi khuấy đều. Nên uống trực tiếp khi nước gừng mật ong còn ấm.
Nước ép táo
Nước ép táo là thực phẩm có chứa nhiều thành phần giàu khoáng và Vitamin sẽ còn công dụng trung hòa acid uric điều trị các chứng đau nhức khớp, giảm cơn đau gout nhanh và ngăn ngừa khớp bị biến dạng do gout gây ra.
Ép dạng nước các thành phần dinh dưỡng của quả táo được giữ nguyên. Nhưng trong táo có chứa hàm lương fructose nên người mắc bệnh gout chỉ nên dùng với lượng vừa đủ.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị táo và 1 lít nước lọc.
- Rửa táo, tiếp đến cắt thành từng miếng nhỏ và bỏ hạt.
- Ép lấy nước cốt táo.
- Thêm vào đó nước lọc với lượng vừa đủ và khuấy đều để uống.
Xem thêm:
Nước đậu xanh
Thức uống này tốt cho sức khỏe người mắc bệnh gout và giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Bên cạnh đó loại nước này còn giúp hạn chế sự hình thành acid uric dư thừa trong cơ thể nhờ vào hàm lượng chất xơ trong đậu xanh nhằm hạn chế sự hấp thu và chuyển hóa đạm.
Cách chế biến
- Chuẩn bị đậu xanh nguyên vỏ và nước lọc.
- Rửa sạch đậu xanh sau đó cho vào chảo rang khô đến khi ngửi thấy mùi thơm.
- Cho nước lọc và đỗ xanh đã rang thơm vào nồi và đun sôi trong khoảng 15 phút.
- Đem nước đậu xanh bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh để uống nhiều ngày.
Nước ép dưa chuột
Nước ép dưa chuột sẽ giúp ích cho những người mắc bệnh gout, đặc biệt hỗ trợ quá trình kiểm soát bệnh rất lớn vì dưa chuột là loại quả có hàm lượng purin thấp và trong đó còn chứa các thành phần làm giảm acid uric.
Ngoài ra nước ép dưa chuột còn ngăn ngừa sự tích tụ của các tinh thể muối urat tại khớp ngăn ngừa bệnh gout sưng viêm, đau đớn.
Cách chế biến:
- Chuẩn bị dưa chuột, mật ong nguyên chất, lá bạc hà và rửa sạch.
- Đem rửa chuột cắt nhỏ và cho vào máy ép.
- Sử dụng nước ép nguyên chất thêm vào mật ong và khuấy đều rồi uống trực tiếp.
Nước trà xanh
Trà xanh là loại nước uống có giàu chất chống oxy hóa và chứa caffein để não bộ tỉnh táo. Trong trà xanh có chứa hàm lượng purin thấp nên sẽ không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric trong máu.
Chất chống oxy hóa, EGCG trong trà xanh có khả năng giảm đau, chống viêm do viêm khớp mãn tính, thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc.
Uống từ 2 – 3 ly nước chè xanh/ ngày để kiểm soát tốt nồng độ axit uric trong máu và hỗ trợ những cơn đau do bệnh gout gây ra. Tuy nhiên nên uống trà xanh sau khi ăn sáng để tỉnh táo hơn, không gây ảnh hưởng đến việc hấp thu chất dinh dưỡng của cơ thể.
Với thông tin chia sẻ ở trên bạn đọc đã hiểu rõ hơn bệnh gout nên uống nước gì?, Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo nên tốt nhất hãy tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để xây dựng chế độ ăn uống cho hợp lý thì người bệnh cũng cần có chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý để bệnh tình mau khỏi..