Triệu chứng và cách điều trị bệnh gout đau gót chân
Nếu bạn bị đau gót chân và thấy như bị viêm gan chân thì rất có thể nguyên nhân là do bệnh gout. Vậy bệnh gout đau gót chân triệu chứng và nguyên nhân do đâu, cách điều trị như thế nào?.
Cơn đau chân của bệnh gout thường xảy ra ở ngón chân nhưng cũng có thể ở gót chân.
Mục lục
Bệnh gout là gì?
Bệnh gút (Gout) hay còn gọi là thống phong là một dạng viêm khớp phổ biến, đặc trưng là tình trạng viêm khớp do tăng axit uric máu. Bệnh gout sẽ dẫn tới các cơn đau đột ngột hay dữ dội ở các khớp ngón chân, ngón tay làm sưng đỏ và thậm chí không đi lại được. Bệnh gout đau gót chân do lượng axit uric dư thừa hình thành nên tinh thể urat.
Xem ngay: bệnh gout kiêng ăn rau gì?
Viêm khớp là căn bệnh rất phổ biến, kể cả ở phụ nữ và nam giới, tỷ lệ ở nam giới thường cao hơn. Đây là tình trạng một hoặc nhiều khớp xương bị kích ứng gây viêm nhiễm.
Triệu chứng của bệnh Gout
Có thể nhận biết bạn đang mắc bệnh gout đau gót chân giai đoạn đầu nồng độ acid uric trong máu tăng gây ra các cơn đau khớp âm ỉ thường xuất hiện vào ban đêm.
- Đau khớp, sưng đỏ khớp, đau đột ngột, dữ dội xảy ra phần lớn ở khớp ngón chân cái, mắt cá chân, đầu gối
- Đau âm ỉ, kéo dài: bệnh nhân sẽ có biểu hiện đau âm ỉ vài tuần
- Đau đột ngột vào ban đêm và tại chỗ khớp viêm các khớp khác như cổ chân, gót chân, gối, cổ tay, ngón tay
- Đau thường xuất hiện đột ngột đặc biệt là sau khi uống rượu bia.
- Các khớp bị ảnh hưởng trở nên viêm và tấy đỏ
Nếu xuất hiện cơn đau đột ngột và dữ dội ở gót chân, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị.
Các đối tượng có nguy cơ bị Gout
- Nam giới sau tuổi 40 tuổi trở lên, lạm dụng rượu bia, thuốc lá, các chất kích thích tiêu thụ nhiều đạm động vật
- Phụ nữ ở tuổi mãn kinh: đặc biệt là rối loạn estrogen
- Lối sống không lành mạnh
- Thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ mắc bệnh
- Di truyền: có trên 5 loại gen di truyền có liên quan đến nguyên nhân gây bệnh gout đau gót chân và những người có tiểu sử gia đình bị bệnh có nguy cơ cao
- Các vấn đề sức khỏe khác như suy thận, các bệnh lý về thận có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tăng nồng độ acid uric tăng cao.
- Đang sử dụng thuốc có thể làm tăng nồng độ acid uric trong cơ thể như thuốc chứa salicylate, thuốc lợi tiểu.
Click ngay: bệnh gout có nguy hiểm không?
Điều trị bệnh gút ở gót chân
Không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh gút nhưng chúng ta có thể hạn chế được các cơn đau bằng một số cách như sau:
- Nghỉ ngơi, tránh đi bộ đường dài hoặc đứng quá lâu
- Sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ
- Chườm túi đá vào vùng gót chân
- Đi giày dép có lót đế mềm khi có bất thường ở xương bàn chân. Đi giày dép thích hợp cũng rất quan trọng. Bạn nên chọn giày có đế từ thấp đến trung bình để nâng đỡ phần gót chân
- Nẹp bất động bàn chân vào buổi tối
- Tập các bài tập duỗi cơ cẳng chân nhiều lần vào buổi sáng
- Nếu bạn được chẩn đoán là bị bệnh gout đau gót chân bạn cần thay đổi lối sống dựa trên kết quả thăm khám và các xét nghiệm. Uống thuốc theo đúng chỉ định để phòng ngừa cơn gút cấp.
Dù bệnh gout đau gót chân không phổ biến nhất nhưng có thể để lại những biến chứng đau đớn cho người bệnh. Nếu bạn bị đau dữ dội thì cần gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị kịp thời.