Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường ăn chuối được không?
Chuối là loại trái cây tốt cho sức khỏe chứa nhiều chất dinh dưỡng như carbonhydrat và đường. Vì vậy, người bệnh tiểu đường có nên ăn chuối không. Chuối không gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau đây nhé.
Mục lục
Bệnh tiểu đường có ăn chuối được không?
Hàm lượng dinh dưỡng có trong chuối
Chuối là một loại quả giàu chất xơ cũng như vitamin C, vitamin B6 và kali, có tác dụng như một bữa ăn nhẹ lành mạnh. Trong khi B6 giúp bạn có một một tâm trạng tốt, vitamin C tăng cường cho hệ thống miễn dịch, kali giúp điều hòa huyết áp và các chất xơ giúp cơ thể bạn luôn sảng khoái. Trong chuối có chứa hàm lượng đường cao, nhất là trong quả chuối chín tất cả tinh đột đều chuyển hóa thành đường đơn. Đặc biệt là thành phần đường fructose, sucrose, dextrose và glucose.
Xem thêm: Tiểu đường có lây không?
Trong 100 gram thịt chuối cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng, chẳng hạn như: 92 kcal, 1,03g protein, 396 mg K, 1 mg NA, 6 mg Calcium, 0,31 mg Fe, 29 mg Mg, 20 mg P, 0,16 mg ZN, 0,104 mg Cu, 0,152 mg Mn, 1,1 mcg Se… Chuối chín có chứa chất TNF (Tumor Necrosis Factor), chất này có khả năng chống lại các tế bào bất bình thường. Khi trái chuối chín, trên vỏ chuối xuất hiện những đốm đen hoặc vết đen.Các vết này càng đen chừng nào thì khả năng gia tăng tính miễn dịch càng cao.
Trong chuối có chứa hàm lượng đường cao, trong quả chín thì tất cả tinh bột đều chuyển thành đường đơn, đặc biệt là đường fructose, sucrose, dextrose và glucose. Điều này có thể khiến cho tuần hoàn máu giảm chậm xuống, việc trao đổi chất kém khiến cho bệnh tình nặng thêm. Trong chuối cũng có nhiều chất sắt, kích thích tăng cường huyết cầu trong máu, giúp trị bệnh thiếu máu. Chuối là loại thực phẩm ngon, bổ dưỡng, rẻ tiền mà nhiều người ưa thích và bổ sung trong chế độ ăn uống.
Bệnh tiểu đường có ăn được chuối không?
Hầu hết các hướng dẫn chế độ ăn uống chung cho bệnh tiểu đường khuyên bạn nên tuân theo chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh bao gồm trái cây. Điều này là do ăn trái cây và rau quả có liên quan đến sức khỏe tốt hơn và nguy cơ mắc bệnh thấp hơn, chẳng hạn như bệnh tim và một số bệnh ung thư.
Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn, do đó, ăn đủ trái cây và rau quả là rất quan trọng. Không giống như các sản phẩm đường tinh chế như kẹo và bánh, các loại carb trong trái cây như chuối đi kèm với chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất.
Cụ thể hơn, chuối cung cấp cho bạn chất xơ, kali, vitamin B6 và vitamin C. Chúng cũng chứa một số chất chống oxy hóa và các hợp chất thực vật có lợi. Trái cây như chuối là một loại thực phẩm lành mạnh có chứa chất xơ, vitamin và khoáng chất. Bạn có thể bao gồm chuối trong chế độ ăn uống của bạn, ngay cả khi bạn bị tiểu đường.
Những lưu ý khi ăn chuối cho người tiểu đường
Kiểm soát đường huyết bằng chế độ ăn uống phụ thuộc rất lớn vào sự kỷ luật và kiên trì của người bệnh. Người bệnh gặp nhiều khó khăn khi ăn nhiều hơn một tý là đường huyết lại tăng, còn ăn ít thì rất nhanh đói, thiếu chất.
Tìm hiểu thêm: Tiểu đường uống cà phê được không?
Những người bị bệnh tiểu đường nên có những lưu ý khi ăn chuối như sau:
– Không ăn quá nhiều cùng lúc, mỗi lần chỉ nên ăn khoảng 1/2 – 1/3 trái và ăn cách xa nhau.
– Không ăn chuối quá chín do chuối càng chín càng chứa nhiều đường dễ gây tăng đường huyết sau ăn.
– Nên ăn xa các bữa ăn, ăn vào bữa phụ nhưng hạn chế ăn vào buổi tối
Trong trường hợp bạn có vấn đề về thận, bạn nên hạn chế ăn chuối do trong loại quả này chứa kali làm tăng gánh nặng cho chức năng thận.
Như vậy, người bệnh tiểu đường có thể ăn chuối. Miễn là bạn cho bác ăn đúng loại, đúng lượng như hướng dẫn thì đường huyết của bác sẽ không bị tăng cao. hy vọng với những kiến thắc này bạn đã biết cách chăm sóc bản thân mình với bệnh tiểu đường thật tốt.