Thuốc Smecta giải quyết mọi nỗi lo về bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là một căn bệnh dễ mắc phải ở cả người lớn và trẻ nhỏ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc Smecta là thuốc điều trị và hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh tiêu chảy. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về thuốc Smecta.

Mục lục

1. Thuốc Smecta có tác dụng gì?

Thuốc Smecta có tác dụng chữa và hỗ trợ điều trị các triệu chứng tiêu chảy mãn tính và tiêu chảy cấp. Thuốc còn được sử dụng để chữa một số hội chứng kích thích đối với người lớn và triệu chứng trào ngược dạ dày đối với trẻ nhỏ do tác dụng bảo vệ màng nhầy.

Cơ chế hoạt động: Smecta có khả năng bao phủ niêm mạc tiêu hóa với diện tích rộng. Smecta tương tác với các glycoprotein có trong chất nhầy làm nâng cao sức chịu đựng của lớp gel dính trên bề mặt khi có sự tấn công cũng như tác động không tốt. Cũng nhờ tác dụng này mà Smecta bảo vệ tốt niêm mạc tiêu hóa.

2. Liều lượng sử dụng của thuốc Smecta

Liều lượng sử dụng thuốc Smecta của người lớn

Thông thường người lớn sẽ uống 3 gói thuốc Smecta và được chia thành 2 đến 3 liều dùng một ngày. Bạn hãy pha thuốc với khoảng ½ ly nước rồi uống.

Liều lượng sử dụng thuốc Smecta cho trẻ em

Thuốc Smecta - tiêu chảy không còn là nỗi loThuốc Smecta – tiêu chảy không còn là nỗi lo

  • Đối với trẻ trên 2 tuổi

Bạn hãy cho trẻ uống từ 2 – 3 gói thuốc Smecta mỗi ngày và chia làm 2-3 liều dùng.

  • Đối với trẻ 1-2 tuổi

Cho trẻ uống từ 1-2 gói thuốc Smecta mỗi ngày.

  • Đối với trẻ dưới 1 tuổi

Cho trẻ uống từ 1 gói thuốc Smecta mỗi ngày.

Bạn có thể pha thuốc Smecta với ½ly nước rồi cho bé uống hoặc trộn thuốc với một số loại thức ăn lỏng như nước trái cây, nước sinh tố,…để cho dùng.

Lưu ý: Với những liều điều trị ban đầu để điều trị bệnh tiêu chảy cấp tính thì bạn có thể sử dụng liều lượng gấp 2 lần liều thông thường.

3. Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc Smecta

Khi dùng thuốc Smecta có thể có một số tác dụng phụ không mong muốn sau:

  • Táo bón. Táo bón khi sử dụng thuốc Smecta thường giải quyết bằng các giảm liều lượng khi dùng thuốc hoặc trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định ngừng sử dụng thuốc.
  • Khó tiêu, đầy hơi, ợ chua.
  • Nôn khan.
  • Một số trường hợp dị ứng như chứng phát ban, phù mạch, nổi mề đay.

4. Thuốc Smecta uống trước hay sau ăn?

Thuốc Smecta uống trước hay sau ăn để đem lại hiệu quả tốt nhất là thắc mắc của nhiều người sử dụng. Theo các chuyên gia chia sẻ trong trường hợp bạn mắc các bệnh liên quan đến thực quản bạn nên uống thuốc Smecta sau khi ăn còn uống thuốc Smecta để điều trị một số bệnh khác thì nên uống trong bữa ăn.

Thuốc Smecta - thuốc trị tiêu chảy tốt nhấtThuốc Smecta – thuốc trị tiêu chảy tốt nhất

*** Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị dạ dày Omeprazol 20mg

Đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc với liều cao, thấp hay kéo dài thời gian uống thuốc so với khoảng thời gian được bác sĩ chỉ định. Trong trường hợp uống quá liều hoặc phản ứng lạ với thuốc hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 để được hỗ trợ kịp thời.

Trong quá trình sử dụng thuốc để điều trị hoặc hỗ trợ điều trị bệnh mà gặp bất kì thắc mắc nào thì hãy hỏi bác sĩ hoặc những người có chuyên môn để được giải đáp kịp thời tránh trường hợp không mong muốn xảy ra.

5. Thuốc Smecta có dùng được cho phụ nữ mang thai, cho con bú không?

Tính tới thời điểm hiện tại, vẫn chưa có nghiên cứu chính xác nào hay các ghi nhân thực tế xác định về rủi ro khi sử dụng thuốc Smecta trong giai đoạn mang thai hoặc phụ nữ trong quá trình cho con bú.

Nhưng với những phụ nữ trong giai đoạn mang thai hoặc đang cho con bú trước khi sử dụng thuốc hãy hỏi ý kiến của bác sĩ cũng như những người có chuyên môn để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi dùng thuốc.

6. Những trường hợp chống chỉ định dùng thuốc Smecta

  • Với người quá nhạy cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc Smecta.
  • Những người không dung nạp được chất fructose do sự xuất hiện của chất glucose và chất saccharose.
  • Trường hợp bị mất nước ở mức độ nặng.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin cơ bản về thuốc Smecta. Khi sử dụng thuốc để điều trị bệnh, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn.

5/5 - (3 bình chọn)

About The Author