RBC là gì? Ý nghĩa của các loại chỉ số RBC trong máu
Khi tiến hành xét nghiệm máu có rất nhiều chỉ số quan trọng nói nên tình trạng sức khỏe tốt hay xấu và chỉ số RBC là một trong số đó. Vậy chỉ số RBC trong máu là gì? Hãy đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!
Mục lục
1. RBC là gì?
RBC là chữ viết tắt của cụm từ Red Blood Cell, có nghĩa là số lượng hồng cầu. Trong máu, hồng cầu là thành phần chính và chiếm số lượng lớn các tế bào máu. Hồng cầu có chứa huyết sắc tố là chất giúp cho máu có màu đỏ. Nhiệm vụ của hồng cầu là vận chuyển oxy từ phổi lên các mô và vận chuyển CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Vì vậy hồng cầu đóng vai trò rất lớn đối với hoạt động sống của cơ thể.
Hồng cầu được hình thành trong tủy xương, có đời sống trung bình từ 90 – 120 ngày và mỗi ngày phải có đến 200 – 400 tỷ hồng cầu chết. Chính vì vậy, để tạo ra hồng cầu thì cơ thể cần dùng đến nhiều các chất như sắt, đường gluco, axit folic, vitamin B6 và B12… Nếu thiếu bất kỳ một chất nào ở trên sẽ làm cho hồng cầu sinh ra bị dị dạng hoặc thay đổi kích thước.
Như vậy, chỉ số RBC chính là con số thể hiện số lượng hồng cầu có trong máu mà kết quả xét nghiệm đưa ra.
2. Các loại chỉ số RBC trong máu
Chỉ số RBC ở mức bình thường
Sau khi bạn đã hiểu chỉ số Rbc là gì? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu về chỉ số Rbc bình thường trong máu của cơ thể người. Chỉ số RBC bình thường có trong máu người nằm từ 4.2 triệu đến 5.9 triệu tế bào hồng cầu trên cm3. Theo công thức tính quốc tế thì hồng cầu được tính 5.9×1012 tế bào trên lít. Đối với các trẻ sơ sinh thì chỉ số RBC là 3.8 M/µl. Đối với nữ giới bình thường là 3.9 – 5.6 M/µl. Đối với các đối tượng nam giới chỉ số này là 4.5 – 6.5 M/µl.
Chỉ số RBC là gì?
Chỉ số RBC cao hơn mức bình thường
Lượng hồng cầu trong máu cao hơn mức bình thường hoặc vượt quá tiêu chuẩn thường không xảy ra. Tuy nhiên nếu cơ thể gặp phải tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng cô đặc máu khiến bạn gặp phải tình trạng đi ngoài, mất nước, nôn mửa … Ngoài ra, lượng hồng cầu tăng lên còn gây những chứng bệnh như: Vaquez, bệnh đa hồng cầu thực…
Tình trạng bệnh tim bẩm sinh rối loạn tuần hoàn tim, phổi, hẹp động mạch phổi, thiếu oxy,… Tuy nhiên bạn cũng cần không cần quá lo lắng vì hầu hết tình trạng này thường diễn ra trên các đối tượng sống ở vùng cao cũng như người sử dụng doping.
Chỉ số RBC thấp hơn mức bình thường
Nếu như xét nghiệm y học cho kết quả chỉ số Rbc thấp hơn mức tiêu chuẩn thì chính là biểu hiện của tình trạng mất máu hoặc thiếu máu. Cụ thể đây là dấu hiệu của các bệnh như: chảy máu tá tràng cũng như cơ thể thiếu sắt, thiếu vitamin B12… Thường thì lượng hồng cầu trong máu bị giảm đi do hồng cầu bị phá hủy bởi các tác động từ trong cơ thể cũng như bên ngoài. Trường hợp phổ biến nhất có thể nói đến như: tình trạng thiếu máu ở phụ nữ có thai cũng như bệnh nhân ung thư, thấp khớp cấp.
Các loại chỉ số RBC trong máu
3. Những điều cần lưu ý trước khi xét nghiệm máu
Xét nghiệm máu hay tổng phân tích tế bào máu là một việc làm rất quan trọng, giúp đánh giá tình trạng sức khỏe, cũng như phát hiện sớm các bệnh lý. Từ những nghi ngờ sau khi thăm khám lâm sàng, các bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm những xét nghiệm chuyên sâu trong đó có xét nghiệm máu. Từ các chỉ số xét nghiệm như RBC, MCV, MCH, HGB, HCT,.. có trong kết quả xét nghiệm máu sẽ là căn cứ chính xác để bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe, các bệnh lý về máu (nếu có) và từ đó có phương pháp điều trị đúng nhất.
Trước khi tiến hành xét nghiệm máu, bạn cần lưu ý những vấn đề sau:
– Không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu: nếu bạn lỡ uống thuốc trước khi làm xét nghiệm hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp vì không phải loại thuốc nào cũng ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
– Nhịn ăn: một số xét nghiệm yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 – 12 giờ để cho kết quả chính xác như xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm các bệnh lý về gan mật… Các xét nghiệm khác như HIV, cường giáp… người bệnh có thể không cần nhịn đói trước khi làm xét nghiệm.
– Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê, thuốc lá…
Tổng hợp