HgB là gì? Chỉ số HgB trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

chỉ số hgb là gì

HgB là một trong những chỉ số quan trọng trong xét nghiệm máu. Vậy chỉ số HgB là gì và có ý nghĩa như thế nào trong việc đánh giá sức khỏe con người? Hãy đọc bài viết dưới đây để giải đáp những thắc mắc này nhé!

Mục lục

Chỉ số HgB là gì?

HgB là viết tắt của hemoglobin – đây là một loại phân tử protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu. Lượng huyết sắc tố sẽ thể hiện chính xác nhất về tình trạng thiếu máu của con người. Đặc biệt trong những trường hợp thiếu máu do nguyên nhân mãn tính.

Giá trị của chỉ số HgB thay đổi tùy giới tính. Chỉ số HgB bình thường nằm trong khoảng từ 13 đến 18g/dl đối với nam và 12 đến 16g/dl đối với nữ (tính theo đơn vị quốc tế tương ứng là 8.1 – 11.2 millimole/l và 7.4 – 9.9 millimole/l). Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chỉ số HgB tăng khi bị mất nước, mắc các bệnh tim và phổi; hoặc chỉ số HgB giảm khi bị thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu khác.

chỉ số hgb là gì

Chỉ số HgB là gì?

Ý nghĩa của chỉ số HgB

Chỉ số HgB thể hiện sự phân loại các mức độ thiếu máu mạn tính dựa vào lượng huyết sắc tố. Tuy nhiên, chỉ số này mang tính chất tham khảo vì còn phối hợp với tình trạng lâm sàng của bệnh nhân thì mới có thể đưa ra chẩn đoán chính xác.

Cụ thể, nếu HgB trên 100 g/l là tình trạng thiếu máu nhẹ, không cần truyền máu. Từ 80 – 100 g/l là thiếu máu vừa, bệnh nhân nên cân nhắc nhu cầu truyền máu. Từ 60 – 80 g/l là thiếu máu nặng, bệnh nhân cần phải tiến hành truyền máu (tùy theo tình trạng lâm sàng). Bệnh nhân có chỉ số HgB dưới 60 g/l là cần truyền máu cấp cứu.

Sai số: lượng huyết sắc tố có thể bị tăng giả tạo do lấy mẫu làm vỡ hồng cầu, huyết tương bị đục (lấy máu ngay sau khi ăn, bệnh paraprotein)  hoặc số lượng bạch cầu tăng cao.

Một số loại thiếu máu phổ biến như:

– Thiếu máu do thiếu sắt. Đây là loại thiếu máu phổ biến nhất đối với nhiều người. Tình trạng này xảy ra khi ta không có đủ chất sắt để tạo ra đủ hàm lượng hemoglobin mà cơ thể cần. Thiếu máu thường là do mất máu, song cũng có thể là do khả năng hấp thu sắt kém của cơ thể.

– Thiếu máu do thiếu vitamin, thường xảy ra khi có lượng chất dinh dưỡng thấp như vitamin B12 hoặc acid folic trong chế độ ăn kiêng.

– Thiếu máu giãn tĩnh mạch là một rối loạn mà các tế bào gốc hình thành máu trong tủy xương bị tấn công bởi hệ thống miễn dịch, kết quả là có ít hồng cầu hơn.

Nguyên nhân phụ nữ có chỉ số HgB thấp hơn đàn ông

Ở phụ nữ thường gặp tình trạng thiếu máu hơn nam giới, kinh nguyệt và thai kỳ là những nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu máu. Trong đó, tình trạng thiếu máu khi người phụ nữ đang mang thai là vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, cần được quan tâm đặc biệt.

Khi phụ nữ mang thai, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lượng máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai nên nhu cầu sắt và axit folic cũng tăng lên để tạo hồng cầu. Nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đúng và đầy đủ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do sự thiếu hụt các thành phần tạo máu như sắt và axit folic. Do đó, xét nghiệm máu khi mang thai là yêu cầu quan trọng được thực hiện để kiểm tra tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai.

Bên cạnh đó, đối với một số phụ nữ sợ béo phì thường ăn uống kiêng khem, chế độ ăn không đầy đủ cũng là một nguyên nhân gây thiếu hụt nguyên liệu tạo máu và gây thiếu máu.

hgb trong xét nghiệm máu là gì

Tiến hành xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe

Chế độ dinh dưỡng để phòng ngừa HgB giảm

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, HgB giảm các bạn cần có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Cần bổ sung các thực phẩm giàu sắt và axit folic có thể kể đến là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh, các chế phẩm từ đậu nành cũng giúp bổ sung vitamin B12. Ngoài ra, các loại trái cây giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng và làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Bên cạnh đó, để bổ sung đầy đủ lượng sắt và axit folic cho cơ thể, cũng như hạn chế tình trạng thiếu máu, các bạn có thể uống viên sắt có kết hợp axit folic. Tuy nhiên, lưu ý nên uống viên sắt giữa hai bữa ăn, hoặc uống vào bữa tối trước khi đi ngủ, không uống kèm viên sắt với trà hoặc sữa.

Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu

Việc xét nghiệm máu hay công thức máu là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng trong khám chữa bệnh. Thông qua các chỉ số xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ có cơ sở để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe của người bệnh, từ đó định hướng phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.

Chính vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là rất quan trọng giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay, mà bạn phát hiện thấy có 1 hoặc một vài chỉ số nằm ngoài trị số bình thường cho phép, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có biện pháp điều trị tốt nhất.

Trước khi tiến hành xét nghiệm máu, bạn cần phải lưu ý những điều sau:

– Tuyệt đối không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu. Nếu bạn đã lỡ uống bất kỳ loại thuốc nào thì hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp. Bởi các loại thuốc sẽ có thể ảnh hưởng đến các chỉ số của bạn.

– Một số xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm có yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 -12 giờ để cho ra các chỉ số chính xác. 

– Tuyệt đối không được uống rượu, bia, cà phê, hoặc các loại đồ uống có chứa cồn, caffeine, không sử dụng các chất kích thích…

Tổng hợp

>>> Xem thêm: Rbc là gì? Ý nghĩa của các loại chỉ số RBC trong máu

                          Chỉ số MCV là gì? Ý nghĩa của chỉ số MCV trong máu

Rate this post

About The Author