Giải đáp nguyên nhân bị mụn cơm và mụn cơm có lây không?
Giải đáp nguyên nhân bị mụn cơm và mụn cơm có lây không? Đây cũng chính là câu hỏi thắc mắc cửa rất nhiều người. Chúng ta hãy cùng đi tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Mục lục
Mụn cơm có lây không?
Mụn cơm hay còn được gọi là mụn cóc. Mụn là dạng nốt sủi nhỏ lành tính trên da do virus HPV-papilloma gây ra. Không giống như các khác, mụn cơm có thể mọc ở bất kỳ đâu trên cơ thể như tay, chân, hay cũng có thể quanh mặt, quanh mắt.
Xem thêm: Tìm hiểu bệnh xơ gan nên ăn gì để có chế độ ăn kiêng hợp lý
Mụn cơm có màu trắng hoặc hơi đục, sờ có cảm giác thô ráp và không đau.
Mụn có đặc điểm lành tính, không gây đau, chỉ xuất hiện trong một thời gian rồi tự biến mất. Nếu mụn mọc thành từng đám trên mặt sẽ gây mất thẩm mỹ. Phía trên các nốt mụn sẽ có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen chính là những mao mạch bị huyết khối.
Tỷ lệ mắc bệnh mụn cóc ở trẻ em cao hơn người lớn rất nhiều có thể do trẻ hiếu động, thường xuyên làm trầy xước chân tay, hay đi chân không, cắn móng tay hay nghịch đất cát… Phụ nữ làm móng, cắt khóe móng chân, tay cũng là đối tượng dễ bị mụn cơm.
Mụn cơm cũng có thể lây từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc với dịch của mụn. Đó cũng là lý do tại sao một người bị mụn cơm sẽ thấy mụn lây lan rất nhanh ra các khu vực lân cận trên cơ thể.
Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết
Mụn do virus HPV gây ra, theo các bác sĩ da liễu, có tới hơn 100 chủng loại virus HPV. Virus này có thể xâm nhập và sinh trưởng ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể gây mụn cơm ở tay, mụn cơm ở lòng bàn chân, mụn cơm ở quanh mắt hay ở bộ phận sinh dục. Những virus gây tổn thưởng trên da u nhú, mụn cóc phổ biến là loại TYPE 1, 2, 3,…
Dấu hiệu nhận biết mụn cơm
Dấu hiệu nhận biết mụn là những nốt sần nhỏ, mềm, có màu da, màu trắng, hồng hoặc nâu, sờ có cảm giác thô ráp.
Mụn có thể xuất hiện đơn độc hoặc thành từng đám, thường có một hoặc nhiều chấm nhỏ li ti màu đen đôi khi được gọi là hạt mụn cơm, thực ra là những mao mạch bị huyết khối. Mụn cơm hay mụn cóc thường không đau và hay gặp nhất ở thanh thiếu niên.
Mụn cơm có thể xảy ra ở lòng bàn chân với biểu hiện là nốt sần nhỏ màu hồng hoặc nâu nhạt với những chấm đen li ti.
Mụn cơm phẳng thường nhỏ và mềm hơn các loại mụn cơm khác, mọc ở mặt hoặc chân, thường gặp ở trẻ em nhiều hơn
Những trường hợp dễ bị mụn cơm
Mụn cơm là chứng bệnh phổ biến, đặc biệt thường gặp ở những người từ 10 – 20 tuổi. Đa số mụn đều tự biến mất trong vòng 2 năm mà không cần điều trị.
Trong một số trường hợp khác, mụn cơm có thể tái phát, cần được sự thăm khám và điều trị của bác sĩ.
Click ngay: Bệnh lao phổi có chữa được không để giải đáp thắc mắc người bệnh
Mụn không đau nhưng thường gây khó chịu trên da, đôi khi gây chảy máu nếu xuất hiện trên mặt hay đầu, mụn cơm có thể gây đau và dễ vỡ khi bước đi.
Những người thuộc lứa tuổi trẻ em và thanh thiếu niên.
Người có hệ miễn dịch suy yếu, ví dụ như người bị bệnh HIV/ AIDS hoặc những người đã cấy ghép nội tạng.
Người hay đi lại bằng chân trần trên các bề mặt ẩm ướt, như phòng tắm và phòng thay đồ công cộng, hoặc các khu vực hồ bơi.
Người dùng chung khăn tắm, dao cạo râu, các vật dụng cá nhân khác của người bị mụn cóc.
Người hay cắn móng tay hoặc lớp biểu bì.
Những người hay mang giày chật gây ra tình trạng chảy mồ hôi ở chân.
Như vậy, qua bài viết chắc hẳn bạn đã biết mụn cơm có lây không rồi đúng không nào? Hy vọng bài viết đã cũng cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất.