Chỉ số MCV là gì? Ý nghĩa của chỉ số MCV trong máu
Xét nghiệm máu MCV là một xét nghiệm thường quy nằm trong các chỉ số xét nghiệm máu. Vậy MCV là gì? Chỉ số MCV trong máu cao hay thấp thì có nguy hiểm không? Hãy đọc bài viết đây để hiểu rõ hơn nhé!
Mục lục
Chỉ số MCV là gì?
MCV chính là chữ viết tắt của cụm từ Mean Corpuscular Volume, có nghĩa là thể tích trung bình của hồng cầu. Do đó, chỉ số MCV là chỉ số thể hiện thể tích trung bình của hồng cầu có trong máu.
Hồng cầu hay còn gọi là hồng huyết cầu, chiếm số lượng nhiều nhất, chưa huyết sắc tố. Đây là chất giúp cho máu có màu đỏ. Hồng cầu trong máu có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô trong cơ thể. Và ngược lại nó tiếp nhận CO2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Từ đó có thể thấy hồng cầu đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động của cơ thể con người.
Đối với người có sức khỏe bình thường, chỉ số MCV trong máu sẽ nằm ở mức từ 80 đến 100 femtoliter (1 femtoliter = 1/1triệu lít). Giá trị thể tích trung bình của hồng cầu (MCV) được lấy ra từ công thức của HCT (Hematocrit – Tỷ lệ thể tích hồng cầu).
Giá trị MCV được phân loại như sau:
– Thiếu máu hồng cầu nhỏ: MCV < 80 fl
– Thiếu máu hồng cầu bình: 80 fl < MCV < 100 fl
– Thiếu máu hồng cầu đại: MCV > 100 fl
Chỉ số MCV là gì?
Chỉ số MCV cao hay thấp cảnh báo điều gì?
Chỉ số MCV thấp
Chỉ số MCV sau khi xét nghiệm của bạn < 80fl cho thấy cơ thể của bạn đang thiếu hụt sắt hoặc có thể mắc phải các hội chứng thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) và các bệnh hemoglobin khác.
Nếu chỉ số MCV xuống quá thấp có thể thấy tình trạng thiếu máu trong các bệnh mãn tính, thiếu máu nguyên hồng cầu, suy thận mãn tính hoặc nhiễm độc chì.
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu trong cơ thể bị suy giảm hay lượng hemoglobin trong các tế bào hồng cầu bị suy giảm. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chính là thiếu máu do thiếu sắt. Do đó, để có thể tăng được chỉ số MCV bạn bổ sung lượng sắt vào cơ thể thích hợp. Theo số liệu nghiên cứu thì nhu cầu sắt hàng ngày (khuyến cáo của RDI – Mỹ) là:
– Từ 3 – 6 tháng tuổi cần 6.6 mg/ngày
– Từ 6 – 12 tháng tuổi cần 8.8 mg/ngày
– Từ 1 – 10 tuổi: 10mg/ngày
– Từ 10 – 18 tuổi cần 12mg/ngày
– Nam giới trưởng thành 10mg/ngày và nữ giới trưởng thành 15 mg/ngày. Nữ giới sau mãn kinh 10 mg/ngày. Phụ nữ có thai 45 mg/ngày.
Chỉ số MCV cao
Chỉ số MCV quá cao không có nghĩa là mang đang mắc bệnh nào đó, nhưng nếu con số đó vượt quá 110fl có nghĩa là hồng cầu của bạn đang bị phì ra (macrocytic), tình trạng này cho thấy bạn đang bị thiếu máu, nguyên nhân có thể là do thiếu vitamin B12 hay axit folic.
Khi đó một chế độ ăn uống, tập luyện và sử dụng thuốc giúp bổ sung vitamin B12 là rất quan trọng cho sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, để biết được chính các tình trạng sức khỏe thì bạn cần phải đến bệnh viện khám và xét nghiệm, từ đó bác sĩ sẽ có những biện pháp điều trị bệnh kịp thời, hiệu quả.
Những thực phẩm giúp tăng hồng cầu, ngừa thiếu máu
Thiếu máu là tình trạng số lượng hồng cầu trong cơ thể bị suy giảm hay lượng hemoglobin trong các tế bào hồng cầu bị suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là thiếu máu do thiếu sắt. Tuy nhiên, lượng sắt có thể được bổ sung thông qua một số loại thực phẩm giàu sắt hay viên uống bổ sung.
Để bổ sung chất sắt vào cơ thể một cách tốt nhất, cần ăn nhiều các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh…Trong đó, phụ nữ cần bổ sung ít nhất 75mg vitamin C mỗi ngày, còn đối với nam giới là 90mg/ngày.
Bên cạnh đó, các thực phẩm giàu chất sắt bạn cần bổ sung như các loại thịt đỏ, nội tạng động vật và các loại đậu hay một số loại rau xanh có màu xanh đậm như: rau bina, cải xoăn, lòng trắng trứng, mận khô, nho khô…
Ngoài ra, bạn nên ăn thêm các thực phẩm giàu axit folic như bánh mì, ngũ cốc, cải xanh, rau bina, các loại đậu khô hay đậu Hà Lan và các loại hạt. Cùng với đó, bạn có thể bổ sung vitamin B12 nhờ các loại thực phẩm như gan, cá, thịt đỏ, trứng, sữa, sản phẩm từ sữa, ngũ cốc dinh dưỡng…
Xét nghiệm máu định kỳ để kiểm tra tình trạng sức khỏe
Những điều cần lưu ý khi xét nghiệm máu
Việc tiến hành xét nghiệm máu hay công thức máu là một trong những xét nghiệm vô cùng quan trọng để kiểm tra tình trạng sức khỏe con người. Các chỉ số xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ có cơ sở để đưa ra những chẩn đoán chính xác về tình trạng sức khỏe, từ đó định hướng phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhân.
Vì vậy, việc thăm khám sức khỏe định kỳ là điều vô cùng quan trọng giúp đánh giá tình hình sức khỏe hiện tại của bạn. Nếu cầm kết quả xét nghiệm máu trong tay, bạn phát hiện thấy có 1 hoặc một vài chỉ số nằm ngoài trị số bình thường cho phép, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám, chẩn đoán chính xác và có phương pháp điều trị tốt nhất.
Trước khi tiến hành xét nghiệm máu, bạn cần phải lưu ý những điều sau:
– Tuyệt đối không uống thuốc trước khi đi làm xét nghiệm máu. Nếu bạn đã lỡ uống bất kỳ loại thuốc nào thì hãy thông báo với bác sĩ để bác sĩ đưa ra hướng xử trí phù hợp. Bởi các loại thuốc sẽ có thể ảnh hưởng đến các chỉ số của bạn.
– Một số xét nghiệm đường huyết, xét nghiệm mỡ máu, xét nghiệm có yêu cầu phải nhịn ăn trong vòng 8 -12 giờ để cho ra các chỉ số chính xác.
– Tuyệt đối không được uống rượu, bia, cà phê, hoặc các loại đồ uống có chứa cồn, caffeine, không sử dụng các chất kích thích…
Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về MCV là gì và ý nghĩa của chỉ số MCV trong xét nghiệm máu. Để biết được chính xác tình trạng sức khỏe của mình, các bạn nên đến các cơ sở y tế thăm khám định kỳ và nghe bác sĩ chẩn đoán cũng như cách điều trị hiệu quả. Ngoài ra, để không bị thiếu máu bạn nên bổ sung các chất dinh dưỡng đầy đủ cần thiết cho cơ thể hằng ngày.
Tổng hợp
>>> Xem thêm: Rbc là gì? Ý nghĩa của các loại chỉ số RBC trong máu