Tìm hiểu về cách sử thuốc Statripsine an toàn

thuốc statripsine

Thuốc Statripsine trị bệnh gì? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn đọc những thông tin về công dụng thuốc Statripsine và những lưu ý để sử dụng hiệu quả.

Mục lục

1. Thuốc Statripsine có tác dụng gì?

Thuốc Statripsine là một loại thuốc kháng viêm có thành phần chính là Alphachymotrypsin hàm lượng 4,2 mg (tương đương alphachymotrypsin 21 microkatal). Bên cạnh đó, thuốc còn có các thành phần khác như Compressible sugar, bột mùi bạc hà, aspartam, magnesi stearat. Thuốc Statripsine được chiết xuất thành viên nang cứng, đóng trong hộp có 2 vỉ, loại 5 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

Đây là thuốc thường được dùng để điều trị phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật. Với các tình trạng như tổn thương mô mềm, chấn thương cấp, dập tím mô, bong gân, nhiễm trùng, phù nề mí mắt, khối tụ máu, tan máu bầm, chuột rút và chấn thương do luyện tập thể thao. 

Bên cạnh đó, thuốc Statripsine còn có tác dụng làm lỏng các dịch tiết ở đường hô hấp trên ở người bệnh hen, viêm phế quản, các bệnh phổi và viêm xoang. 

thuốc statripsine

Thuốc Statripsine là một loại thuốc kháng viêm

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc Statripsine

Cách dùng:

  • Với viên ngậm: Đối với viêm ngậm dưới lưỡi, bạn nên chia viên thuốc để sử dụng nhiều lần trong ngày. Hãy để viên nén tan dần dần dưới lưỡi và không cần dùng đến nước uống. Lưu ý, bạn không nghiền nát hoặc bẻ đôi thuốc mà để nguyên viên thuốc tan trong miệng. 
  • Với viên uống: Bạn có thể dùng khi lúc đói hoặc no, nên uống cả viên thuốc với một cốc nước lọc và không cần nhai.

Liều dùng 

Liều lượng thuốc Statripsine tùy thuộc vào cách sử dụng, tình trạng sức khỏe, mức độ bệnh và một số yếu tố khác.

  • Liều dùng khi uống: Dùng 2 viên/ lần, ngày dùng từ 3 – 4 lần. 
  • Liều dùng khi ngậm dưới lưỡi: Dùng 4 – 6 viên/ ngày, chia thành nhiều lần dùng. 

Lưu ý: Phụ huynh hãy trao đổi với bác sĩ nếu có ý định dùng thuốc cho trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng thuốc Statripsine đúng theo chỉ dẫn trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không được tự ý tăng/ giảm liều hoặc dùng lâu hơn so với chỉ định.

Cách xử trí khi uống thuốc quá liều hoặc quên liều

Trong trường hợp bệnh nhân uống thuốc quá liều và có những biểu hiện bất thường, hãy nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để bác sĩ xử lý kịp thời. Ngoài ra, cần mang theo danh sách những loại thuốc đang dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa cho bác sĩ.

Đối với trường hợp quên uống một liều thuốc, hãy uống bổ sung càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều thuốc đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý, bệnh nhân không nên tự ý dùng gấp đôi liều đã quy định.

3. Tác dụng phụ của thuốc Statripsine

Theo một số khảo sát cho thấy, thuốc Statripsine được dung nạp khá tốt, hầu hết không gây ra tác dụng phụ hoặc không đáng kể. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, người dùng có thể gặp những dấu hiệu như rối loạn tiêu hóa với các triệu chứng như tiêu chảy hoặc táo bón, buồn nôn, nặng bụng, đầy hơi… hoặc phân bị thay đổi màu sắc, độ rắn và mùi. Bên cạnh đó, khi sử dụng thuốc liều cao, có thể xảy ra phản ứng dị ứng nhẹ như đỏ da.

Trên đây không phải là tất cả những tác dụng phụ có thể gặp phải trong quá trình sử dụng thuốc Statripsine. Do đó, nếu thấy những biểu hiện bất thường nào khác trong thời gian dùng thuốc, bạn cần báo ngay với bác sĩ để được xử lý kịp thời.

Thuốc Statripsine là một loại thuốc kháng viêm

Bệnh nhân hãy sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ

Xem thêm: Hướng dẫn cách sử dụng thuốc Imodium hiệu quả

4. Tương tác của thuốc Statripsine

Bất cứ một số loại thuốc nào khi dùng chung cũng có thể gây nên những tương tác làm giảm hiệu quả hoặc gia tăng tác dụng phụ của thuốc. Khi sử dụng thuốc Statripsine, bệnh nhân cần chú ý những điều dưới đây:

  • Alphachymotrypsin thường được dùng phối hợp với các loại enzym để làm tăng hiệu quả trong điều trị bệnh. 
  • Khi dùng thuốc Statripsine với một số loại đậu như đậu nành, đậu jojoba, cà chua có chứa nhiều loại protein gây ức chế những hoạt tính của thuốc và protein này có thể bị bất hoạt khi đun sôi. Do đó, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý hay khi bổ sung vitamin, khoáng chất cho cơ thể cũng có thể làm tăng hoạt tính của thuốc. 
  • Không nên sử dụng thuốc Statripsine với acetylcystein – đây là một loại thuốc thường dùng để làm tan đờm ở phổi. 
  • Không nên dùng thuốc Statripsine với các loại thuốc kháng đông vì có thể làm gia tăng hoạt tính của thuốc. 

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Statripsine

Trước khi dùng thuốc, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thông báo cho bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng.
  • Không nên sử dụng thuốc Statripsine trong trường hợp bệnh nhân bị rối loạn đông máu có di truyền, rối loạn đông máu không có yếu tố di truyền, dùng liệu pháp trị liệu kháng đông, vừa trải qua hoặc sắp trải qua phẫu thuật, bị dị ứng với các protein hoặc bị loét dạ dày.

Lưu ý, không sử dụng thuốc Statripsine để điều trị cho các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Hoạt chất Alphachymotrypsin chống chỉ định với những bệnh nhân bị giảm alpha-1 antitrysin. 
  • Chống chỉ định với những bệnh nhân bị phổi tắc nghẽn mãn tính, đặc biệt là khi phế thũng, và những bệnh nhân bị hội chứng thận hư là các nhóm đối tượng có nguy cơ giảm alpha-1antitrypsin.

6. Cách bảo quản thuốc Statripsine

Bạn nên bảo quản thuốc Statripsine ở nhiệt độ phòng, tránh nơi có độ ẩm lớn và tránh ánh sáng trực tiếp. Bên cạnh đó, bạn không nên bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá, đồng thời giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và vật nuôi trong nhà.

Bạn cần nhớ rằng mỗi loại thuốc sẽ có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Ngoài ra, khi không sử dụng thuốc nữa thì bạn cũng không nên vứt vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vào đó, bạn hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng.

Trên đây là những thông tin hữu ích về thuốc Statripsine. Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vì vậy, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị bệnh hiệu quả và an toàn.

Tổng hợp

Rate this post

About The Author