Mụn cóc chân là gì? Cách điều trị mụn cóc ở bàn chân
Mụn cóc xuất hiện không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nhưng gây mất thẩm mỹ, có thể gây khó khăn trong việc di chuyển hoặc hoạt động. Nhất là mụn cóc chân, bài viết này giúp bạn tìm hiểu cách điều trị mụn cóc ở bàn chân.
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết mụn cóc dưới lòng bàn chân
Nguyên nhân gây mụn cóc ở chân: Mụn cóc lòng bàn chân là một dạng nhiễm trùng ở lớp ngoài của da do virus HPV gây ra. Mụn phát triển khi virus xâm nhập vào cơ thể thông qua một vết thương hở ở bàn chân.
Mụn xuất hiện một cục thịt nhỏ, sần sùi ở dưới lòng bàn chân, các ngón chân, gót chân hoặc trên mu bàn chân.
- Sờ vào mụn dày, cứng như vết chai và có ranh giới rõ ràng.
- Nhìn kỹ bên trong đầu mịn có những sợi nhỏ, có đốm đen.
- Ấn vào mụn cóc hoặc khi di chuyển, đứng có cảm giác đau nhẹ.
- Bạn cần đến gặp bác sỹ để được tư vấn và thăm khám kịp thời khi
- Mụn xuất hiện nhiều, lây lan ra bề mặt ảnh hưởng đến việc đi đứng và di chuyển.
- Chảy máu hoặc đau nhức nhiều ở nốt mụn.
- Mụn cóc thay đổi về màu sắc.
Xem thêm: Mụn cóc là gì? Mụn cóc có nguy hiểm không?
2. Tham khảo các cách điều trị mụn cóc ở bàn chân
2.1 Trị mụn cóc lòng bàn chân theo phương pháp dân gian
Nếu mụn cóc ở mức độ nhẹ, bạn hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp dân gian:
Dùng tỏi: tỏi có khả năng chống và ngăn chặn sự lây lan của virus. Bạn dùng nước ép tỏi hoặc thái lát tỏi để chấm lên nốt mụn. Dùng gạc quấn lại để qua đêm, thực hiện đều đặn hằng ngày để thấy hiệu quả.
Dùng chuối xanh: đây là mẹo dân gian được truyền từ nhiều đời, chuối xanh gọt vỏ, lấy mặt bên trong chà xát vào nốt mụn. Để khoảng 2 ngày sau tiếp tục lấy nhựa chuối bôi thêm lần nữa. Thực hiện liên tục khoảng 1 tuần mụn sẽ dần teo lại và tự bong ra.
Dùng quả sung: nhựa sung chứa nhiều chất kháng khuẩn, bạn chỉ cần ép lấy nước, sau đó dùng bông chấm đều lên các mụn cóc ở ngón chân, mụn cơm ở bàn chân 3 – 4 lần một ngày.
Bạn cần kiên trì sử dụng biện pháp dân gian thì mới có tác dụng.
Click ngay: Tìm hiểu mụn cơm phẳng là gì và cách điều trị mụn cơm phẳng
2.2 Dùng thuốc Tây để điều trị mụn cóc dưới lòng bàn chân
Thuốc chứa axit salicylic: có tác dụng làm ẩm da và loại bỏ các chất khiến cho tế bào da dính lại với nhau. Điều này sẽ giúp loại bỏ mụn cóc từ từ từng lớp một.
Thuốc bôi ngoài da Cantharidin, tretinoin, hay Podophyllin
Thuốc dạng tiêm: Candida antigen hoặc Bleomycin
Thuốc mỡ Efudex (5- fluorouracil )
2.3 Điều trị mụn cóc bàn chân bằng Laser
Dưới tác động từ tia laser, chân mụn cóc sẽ bị đốt cháy. Sau một thời gian sẽ khô lại rồi tự bong ra. Phương pháp có mức chi phí khá cao.
2.4 Xử lý mụn cóc lòng bàn chân bằng đốt điện
Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm thuốc gây tê cục bộ ở bàn chân, sau đó sử dụng thiết bị điện để tiêu diệt mụn cóc. Phần còn lại của mụn, bác sĩ sẽ dùng kẹp gắp ra.
2.5 Cách trị mụn cóc dưới lòng bàn chân bằng liệu pháp đông lạnh
Liệu pháp này sử dụng khí ni tơ lỏng để đông lạnh mụn cóc. Nó khiến mụn cóc chuyển sang màu đen và rụng đi sau đó vài ngày. Tương tự như đốt laser, liệu pháp đông lạnh có thể để lại sẹo xấu nếu không được chăm sóc tốt sau điều trị.
Ngoài các phương pháp trên một số trường hợp, người bệnh được bác sỹ chỉ định thực hiện tiểu phẫu hoặc liệu pháp miễn dịch. Để xác định chính xác việc điều trị bằng phương pháp nào bạn cần đến thăm khám trực tiếp tại bệnh viện và phòng khám uy tín.
Trên đây là các thông tin tham khảo về mụn cóc chân và cách điều trị mụn cóc ở bàn chân. Hy vọng đã cung cấp thông tin hữu ích cho bạn đọc.