Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?

Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe, bên cạnh phương thức điều trị bằng thuốc, bệnh nhân lao phổi cần chú ý đảm bảo chế độ dinh dưỡng để cải thiện tình trạng bệnh. Vậy bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt?

Mục lục

1. Tại sao cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của người lao phổi?

Trước khi tìm hiểu bệnh lao phổi nên ăn gì, hãy cùng tìm hiểu tại sao cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng của người mắc chứng bệnh này. Sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của người bị bệnh lao thường rất yếu. Bên cạnh đó, người bị bệnh lao dễ bị chán ăn, giảm hấp thu chất dinh dưỡng. Quá trình chuyển hóa của người mắc bệnh lao phổi cũng bị thay đổi theo chiều hướng tăng tiêu hao năng lượng và những  chất dinh dưỡng dẫn đến sụt cân và thiếu dưỡng chất. Chính vì thế, cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân sẽ làm tăng hiệu quả điều trị bệnh lao, giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục.

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?

Theo những chuyên gia sức khỏe, ở người mắc bệnh lao phổi, năng lượng nạp vào tùy theo thể trạng. Nếu gầy phải ăn nhiều để đạt chỉ số BMI trên 18,5. Với những người thể trạng bình thường thì năng lượng nạp vào không thay đổi. Quan trọng nhất là trong chế độ dinh dưỡng của bệnh là phải đủ 4 nhóm thực phẩm: đường, đạm, dầu mỡ vitamin và khoáng chất. Đồng thời, cần ưu tiên lượng đường từ quả chín để tốt cho gan thải độc do tác dụng phụ của thuốc.

2. Bệnh lao phổi nên ăn gì? Thực phẩm nào tốt cho người lao phổi?

Những người mắc bệnh lao phổi nên bổ sung thực phẩm chứa nhiều kẽm: Vì cơ chế hoạt động của các loại thuốc điều trị lao phổi đã gây nên tình trạng thiếu hụt kẽm ở người bệnh . Từ đó dẫn đến tình trạng chán ăn, suy giảm hệ miễn dịch. Chính vì thế, người mắc bệnh nên chọn thực phẩm giàu kẽm như: sò, hến, đậu Hà Lan, đậu tương, củ cải, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc…

Bổ sung vitamin A, E, C là rất cần thiết: Dưỡng chất này có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch hiệu quả, bảo vệ niêm mạc, giúp da khỏe mạnh, tránh nguy cơ bị nhiễm khuẩn, chống ôxy hóa nhưng người bị bệnh lao lại dễ bị thiếu hụt. Bạn cũng có thể bổ sung những vitamin này dưới dạng dược phẩm theo chỉ định của bác sĩ  hoặc ưu tiên chọn thực phẩm giàu các vitamin này như: rau tươi có màu xanh đậm, quả chín có màu vàng đỏ như cam, xoài, đu đủ, cà chua, cà rốt chứa nhiều vitamin A, C; gan súc vật và gia cầm, thịt đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò, cá biển… đều chứa nhiều vitamin D.

Bệnh lao phổi nên ăn gì? Bệnh lao phổi ăn gì tốt cho sức khỏe?Bệnh lao màng phổi nên ăn gì?

Sắt: người mắc bệnh lao phổi có nguy cơ thiếu máu do thiếu sắt cao, làm giảm sức đề kháng. Đây chính là nguyên nhân mắc những bệnh nhiễm khuẩn, tim mạch.. Vì thế , cần bổ sung những thực phẩm giàu sắt trong chế độ dinh dưỡng như mộc nhĩ, nấm hương, đậu nành, lòng đỏ trứng, thịt bò, thịt nạc, gan…

Vitamin K, B6: người mắc chứng lao phổi có khả năng hấp thụ kém, thường gặp rối loạn tiêu hóa nên khả năng tổng hợp vitamin K giảm, gây trở ngại quá trình đông máu. Những vitamin này có nhiều trong: gan, các loại rau màu xanh đậm. Bên cạnh việc bổ sung viên uống vitamin B6 dạng dược phẩm bổ sung, người bệnh nên ăn thực phẩm chứa nhiều vitamin này như: thịt lợn nạc, thịt gà, đậu, đỗ các loại, khoai tây, chuối, súp lơ, ngũ cốc nguyên hạt…

Cần đa dạng món ăn: Người bệnh thường có thể trạng yếu và tác dụng phụ của thuốc nên người bệnh dễ chán ăn, đòi hỏi phải đa dạng món ăn. Chọn những món người bệnh thích nhưng phải thường xuyên thay đổi để tạo sự kích thích. Nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày để người bệnh hấp thu tốt và đầy đủ hơn các chất dinh dưỡng cần thiết.

Lưu ý: Những người mắc bệnh lao phổi tuyệt đối không được sử dụng các loại chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì những chất này làm giảm tác dụng điều trị và tăng tác dụng phụ của thuốc.

3. Cách điều trị lao phổi hiệu quả

Hiện nay cách điều trị lao phổi phổ biến nhất là sử dụng các loại thuốc trị lao. Một số loại thuốc chống chống lao thiết yếu và quan trọng nhất đó là thuốc rifampicin, thuốc isoniazid, thuốc streptomycin, ethambutol và thuốc ryrazinamid.

Các loại thuốc chống lao hàng 2 gồm nhóm thuốc fluoroquinolones (Moxifloxacin®, Ciprofloxacin®, Gatifloxacin®, Levofloxacin® và Ofloxacin®), thuốc kanamycin, capreomycin và một số loại thuốc khác.

Ngoài thuốc có thể điều trị lao phổi bằng phương pháp điều trị trực tiếp DOTS (Directly Observed Treatment Short course) là phương pháp được khuyến cáo người mắc lao phổi nên áp dụng. Đây là cách điều trị lao phổi ngắn hạn có giám sát trực tiếp. Tuy nhiên để mang lại kết quả cao nhất thì cần nhiều yếu tố và phương tiện hiện đại.

Trên đây là một số thực phẩm cần bổ sung trong chế độ dinh dưỡng của người mắc bệnh lao phổi. Bài viết hi vọng đã đem đến những tin tức hữu ích, giúp bạn điều trị bệnh cho bệnh nhân lao phổi hiệu quả nhất.

5/5 - (1 bình chọn)

About The Author